Tổng hợp cách chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe - Y tế' bắt đầu bởi Nguyễn Mai, 20 Tháng tư 2018.

  1. Nguyễn Mai

    Nguyễn Mai Member Thành viên

    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Có đến 80% các trường hợp mắc bệnh đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở cả nam và nữ từ 30-60 tuổi. Đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cao là những người có đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên mang vác nặng, hay hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài như: người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân, bốc vác hay các nghệ sĩ xiếc, cử tạ,…

    [​IMG]

    1. Đau thần kinh tọa là gì?
    Bệnh thần kinh tọa (sciatica pain) là tình trạng đau thắt lưng xảy ra do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Đây là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.

    Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân. Tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.

    2. Nguyên nhân đau thần kinh tọa là gì?
    Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:

    – Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gây đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.

    – Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây đau dây thần kinh tọa.

    – Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống: Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa

    – Đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc nhiễm trùng: Gãy xương, viêm cơ, nhiễm trùng có thể chèn ép lên dây thần kinh hông gây những cơn đau thần kinh tọa. Một số trường hợp không có nguyên nhân cụ thể.

    3. Triệu chứng của bệnh lý đau dây thần kinh tọa gồm:
    + Cảm giác bị kim châm

    + Bệnh nhân đau thắt lưng kèm theo lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây tọa, thường đột ngột xuất hiện sau gắng sức hoặc sang chấn vùng thắt lưng hoặc sau cú bước hụt (do căn nguyên thoát vị đĩa đệm).

    + Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.

    + Ngay cả khi sự chèn ép thần kinh chưa thể hiện qua phim MRI, chúng ta vẫn có thể khẳng định là hội chứng đau dây thần kinh tọa do biểu hiện đau lan truyền vùng ảnh hưởng của dây thần kinh hông to

    + Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

    4. Cách điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm hiệu quả
    Điều trị đau thần kinh tọa bằng Tây Y
    [​IMG]

    Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thần kinh tọa chủ yếu là thuốc giảm đau (paracetamol, efferal-gan codein, di-antalvic), chống viêm (voltarel, tilcotil, mobic…), thuốc giãn cơ(mydocalm, decontractyl, myonal…), tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison, kết hợp với chườm nóng lạnh.Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này lại gây nhiều tác dụng phụ đến cơ thể.

    Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Điều trị đau dây thần kinh tọa theo Y học cổ truyền
    [​IMG]

    Điều trị đau dây thần kinh tọa với Y học cổ truyền được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Các bài thuốc với thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, không tác dụng phụ, điều trị sâu và giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

    • Bài thuốc 1: Lá lốt 15g, quế chi 10g, thiên niên kiện 15g, ngải cứu 10g, chỉ xác 10g, xuyên khung 15g.
    Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với 700ml nước trong 1 giờ. Khi thuốc sôi thì mở nhỏ lửa đun cho đến khi nước thuốc còn ½ ban đầu. Mỗi ngày uống 1 thang, trong 2 tuần liên tục.

    • Bài thuốc 2: Ý dĩ nhân 20g, khương hoạt 1g, độc hoạt 10g, gừng 6g, đại táo 16g, cam thảo 8g, phụ tử chế 8g.
    Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc sắc với 500ml nước sao cho còn ½ thì tắt lửa. Mỗi ngày sắc 1 thang, uống liên tục 2 tuần sẽ cho kết quả rõ rệt.

    • Tập vật lý trị liệu, tập thể dục
    Nằm trên giường chỉ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn, vì vậy những người bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm nên chăm chỉ vận động, các bài tập nhẹ nhàng sẽ có tác dụng giảm thiểu cơn đau, thư giãn các cơ, gân đồng thời thư giãn tinh thần được tốt hơn.

    Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu và các chất dinh dưỡng vận chuyển tới phần đĩa đệm và dây thần kinh giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập đơn giản như đi bộ hàng ngày từ 15-20 phút cũng là phương pháp trị bệnh hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

    • Châm cứu
    Người bị đau dây thần kinh tọa có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị bệnh rất hiệu quả. Theo một nghiên cứu nhỏ được đăng trong Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc cho hay "sau khoảng 12 buổi điều trị bằng phương pháp châm cứu, tình trạng đau dây thần kinh tọa sẽ được cải thiện". Người bệnh có thể đến các phòng khám Đông y để được khám và tư vấn về cách điều trị.

    Điều trị đau dây thần kinh tọa theo bài thuốc dân gian
    [​IMG]

    • Chữa đau dây thần kinh tọa với vỏ chanh
    Nguyên liệu cần có:

    + Vỏ chanh: 2 quả
    + Dầu ô liu: lượng vừa đủ
    + 1 chiếc lọ đựng có nắp đậy
    + Túi nhựa
    + Băng gạc

    Các bước thực hiện: Đầu tiên, bạn bỏ vỏ chanh vào trong chiếc lọ đã chuẩn bị. Sau đó, đổ dầu ô liu vào cho ngập vỏ chanh. Dùng nắp đậy kín lọ lại, sau đó bảo quản nó ở nơi khô ráo, mát mẻ không bị ánh nắng mặt trời chiếu tới trong suốt 14 ngày liên tục.

    Cách sử dụng: Lấy một chút hỗn hợp dầu ô liu thoa đều xung quanh vị trí bị đau dây thần kinh tọa, sử dụng băng gạc và bên ngoài là chiếc túi nhựa. Hãy cột chặt lại rồi để qua đêm, vào buổi sáng hôm sau khi ngủ dậy bạn sẽ thấy cơn đau tiêu tan. Người bệnh cần thực hiện phương pháp này từ 3 đến 5 ngày vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơn đau được tiêu diệt tận gốc.

    Chú ý:

    + Bạn cần phải lựa chọn chanh hữu cơ để chữa bệnh
    + Có thể cạo phần vỏ bên ngoài của vỏ chanh, sau đó chà trực tiếp vào khu vực bị đau dây thần kinh tọa rồi dùng băng gạc băng kín lại. Để như vậy trong vòng 2 giờ sẽ giúp cơn đau nhức được thuyên giảm nhanh chóng.

    • Cây móng quỷ
      Cây móng quỷ có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, được coi là một loại thuốc thảo dược điều trị bệnh viêm xương khớp, đau lưng mỏi gối, đau cột sống…cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này khá khó tìm ở nước ta.
    • Yoga
    Một nghiên cứu trên tạp chí Pain cho biết rằng, những người bị đau lưng kinh niên tham gia tập luyện yoga trong 16 tuần thì tỷ lệ giảm cơn đau lưng tới 64%. Bạn nên dành thời gian mỗi ngày tập luyện các động tác nhẹ nhàng, kiên trì tập luyện hàng ngày có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể.

    • Ngâm chân, Massage
    Trong trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, liệu pháp xoa bóp masssage sẽ mang lại hiệu quả. Các rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức, ngứa ran, tê từ vùng hông xuống chân. Điều trị bằng biện pháp xoa bóp, massage trong khoảng 7-10 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ ràng.

    Nguyên liệu trong bài thuốc ngâm chân bao gồm:

    + 1 củ gừng tươi.
    + 1 muỗng muối
    + 1 nắm lá lốt.
    + Ngoài gừng, lá lốt cũng có khả năng chống viêm tiêu sưng rất tốt. Trong khi đó muối lại làm nhiệm vị giảm đau, sát trùng rất hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    + Lá lốt, gừng rửa sạch và giã nát.
    + Chuẩn bị 1 thau nước ấm, cho gừng và lá lốt, muối vào hòa với nước.
    + Ngồi trên ghế và thả chân vào ngâm, vừa ngâm vừa massage sẽ tăng công dụng lên rất nhiều.
    + Ngâm cho tới khi nước nguội hẳn, rửa sạch chân bằng nước ấm.

    Sau khi thực hiện cách chữa đau dây thần kinh tọa này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và đỡ đau rất nhiều. Áp dụng phương pháp ngâm chân ngày 1 lần để dự phòng cơn đau tái phát.

    • Phẫu thuật
      Sau 4-6 tuần, các cơn đau vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân có lẽ phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ sớm để tham khảo về biện pháp điều trị. Phương pháp phẫu thuật có thể chấm dứt cơn đau, nhưng biến chứng sau phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh sau này.
    5. Cách phòng bệnh
    Phòng bệnh bằng cách tập thể dục đều để củng cố cơ lưng và cơ bụng, tập cân đối hai bên, tập bơi, đi xe đạp và duy trì chế độ ăn phong phú đầy đủ canxi và khoáng chất. Tránh lạm dụng bia rượu, cà phê và thuốc lá.

    + Với các vận động viên thể thao: nên khởi động làm nóng các cơ trước khi bước vào bài tập
    + Với dân văn phòng: Khi làm việc: nên giữ tư thế thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, vai hơi ngả ra sau. Không nên ngồi quá lâu, mà thay đổi tư thể. Để gối phía sau lưng giúp lưng thẳng.
    + Khi đứng lâu: nên có ghế hoặc điểm tì để kê một bên chân cao lên sau đó đổi chân.
    + Khi bê đồ: nên ngồi xổm xuống sau đó nhấc đồ, hoặc bước 1 chân lên cao hạ gối thấp xuống để cột sống vẫn luôn thẳng. Và nên bê đồ sát vào người.
    + Với người làm nghề nông hoặc công việc chân tay: nên lấy điểm tì là đầu gối để cầm cuốc xẻng và cũng bước 1 chân lên cao trùng gối xuống.
    + Khi đi du lịch: mang balo nên đeo bằng 2 vai cân đối, không xách đồ lệch 1 bên.
    + Khi nằm nên dùng đệm cứng, tránh đệm mềm. Nên để gối gác chân khi nằm nghiêng trong lúc ngủ (tránh nằm ngửa)…
    + Tránh đi giày cao gót.
    + Với người béo phì: nên tăng vận động và giảm cân.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này