Phòng và trị bệnh nuôi tôm hiệu quả 2019

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi hoangthachadv, 6 Tháng năm 2019.

  1. hoangthachadv

    hoangthachadv Member Thành viên

    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    4
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Hiện nghành nuôi trồng thủy sản nói chung hay nuôi tôm, nuôi cá nói riêng thì khâu quan trọng nhất là phòng và áp dụng các loại thuốc chữa bệnh tôm sao cho hiệu quả nhất, từ đó tiết kiệm đầu vào, tăng năng suất vụ nuôi, tỷ lệ tôm sống cao,. để không bị thiệt hại.
    Công ty TNHH Tân Huy Hoàng là nhà sản xuất, cung cấp các loại thức ăn bổ sung vitamin,khoáng chất thiết yếu, thảo dược, vi sinh xử lý ô nhiễm ao nuôi. Ngoài ra Tân Huy Hoàng cũng là đơn vị trực tiếp và duy nhất nhập khẩu một số sản phẩm thảo dược nuôi tôm, trị bệnh tôm cá của một số tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như Mỹ, Pháp, Thái Lan,.
    Và với kính nghiệm thực tế cùng với đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn được thành lập 2005 đến nay thì biện pháp phòng và trị bệnh nuôi tôm hiệu quả 2019
    [​IMG]
    1.Quản lý các yếu tố đầu vào:
    - Chọn tôm giống sạch bệnh, đã được kiểm dịch.
    - Xử lý ao nuôi trước, và đang nuôi cũng như sau khi thả nuôi. Hạn diệt các sinh có lợi trung gian bằng sản phẩm an toàn.
    - Sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi,cụng như dụng cụ ao nuôi.
    - Thả nuôi tôm theo đúng lịch thời vụ.
    2.Theo dõi tình hình sức khỏe của tôm:
    - Tình trạng thức ăn trong ruột tôm, tình trạng lột xác… để kiểm soát tốt các yếu tố lý, hóa của nước, đả bảo chất lượng nước giúp tôm phát triển tốt.
    - Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi và bổ sung khoáng chất, vitamin vào thức ăn cho tôm.
    3.Vệ sinh, xử lý ao nuôi:
    - Vệ sinh ao nuôi thường xuyên.
    - Không xả rác, nước thải ra ao nuôi.
    - Không nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực ao nuôi.
    - Sử dụng lưới ngăn súc vật, chim tiếp cận ao nuôi.
    - Đặc biệt chú ý công tác vệ sinh, khử trùng khi ao nuôi có dịch bệnh, không dùng chung vật dụng, trang thiết bị giữa các ao, đặc biệt trong trường hợp có ao nuôi nhiễm bệnh.
    - Nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Trong trường hợp cần thải ngay, phải để lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn hoặc biện pháp sinh học và kiểm tra các yếu tố môi trường của nước trước khi thải ra bên ngoài.
    4.Sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất hợp lý:
    - Chỉ sử dụng thuốc và hóa chất được phép.
    - Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh vì dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi còn có thể gây ra một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, giảm giá trị thương mại.
    - Nếu phải sử dụng kháng sinh, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và được ghi chép cụ thể thời gian sử dụng, loại thuốc sử dụng. Ngưng sử dụng kháng sinh 3 – 4 tuần trước khi thu hoạch.
    - Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm như biến đổi của các yếu tố thủy lý, thủy hóa, sự gia tăng của mầm bệnh trong ao.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
  2. hoangthachadv

    hoangthachadv Member Thành viên

    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    4

    Nhưng vì sao chữa bệnh tôm kém nhưng hiệu quả không cao
    Nuôi tôm sú, tôm càng xanh, nhưng với tôm thẻ chân trắng mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng đầy tiềm ẩn lớn mất mùa do dịch bệnh. Khi tôm bệnh thì việc điều trị sẽ rất tốn kém mà hiệu quả không cao nên phòng bệnh là phương pháp hiệu quả nhất với các chữa bệnh tôm thảo dược tự nhiên hiện đang là xu hướng lựa chọn của tất cả bà con nuôi tôm tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.
    1.Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung hay nuôi tôm, nuôi cá nói riêng.
    So với các vật nuôi trên cạn thì tôm là loài biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Ao tôm thường ở ngoài trời nên khi thời tiết thay đổi, tôm trở nên yếu, dễ nhiễm bệnh. Mặt khác, tôm là loài động vật bậc thấp, lớn lên qua các lần lột xác, khi vừa lột xác xong vỏ còn mềm, yếu; nếu gặp thời tiết bất thường tôm sẽ càng yếu hơn, cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các tác nhân khác.
    2.Tôm chớm bệnh khó phát hiện bằng mắt thường.
    Tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên sức đề kháng bệnh kém, nên các loại kháng sinh hữu hiệu trên thị phòng bệnh nên một khi tôm yếu rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Kế đến tôm ít sống ở tầng nước mặt mà thường sống ở tầng giữa và tầng đáy; đồng thời màu nước ao nuôi ngày càng đậm đặc theo thời gian nuôi (tảo phát triển) nên người nuôi rất khó quan sát hoạt động của tôm trong quá trình nuôi.
    3.Nhiều vi khuẩn khác nhau nên chọn loại thuốc xử lý chuyên dụng càng khó khắn.
    Khi tôm bị bệnh, cơ thể yếu, không còn sức đề kháng, các mầm bệnh cơ hội trong nước đồng loạt tấn công khiến tôm càng yếu nhanh. Thực tế, hầu hết tôm bệnh khi kiểm tra đều nhiễm nhiều loại vi khuẩn, kí sinh trùng, virus, nấm và các yếu tố môi trường bất lợi (khí độc, ôxy hòa tan thấp…) nên sẽ khó xác định tác nhân chính gây bệnh và kéo dài thời gian xét nghiệm.
    4.Bệnh lan nhanh, chữa không hiệu quả
    Khi tôm bị bệnh, người nuôi sẽ khó loại bỏ tôm bệnh hay tôm chết ra khỏi ao. Do vậy tôm khỏe sẽ phải sống chung với tôm bệnh và tôm chết.
    Tôm có đặc tính ăn thịt đồng loại nên xác tôm chết là thức ăn ưa thích của tôm khỏe khiến mầm bệnh lây lan nhanh. Việc sử dụng máy quạt nước có tác dụng cung cấp ôxy và quy tụ chất thải nhưng cũng nhanh chóng phát tán mầm bệnh đi khắp ao.
    5.Cách chữa bệnh tôm hiệu quả nhất hiện nay thì thay thế kháng sinh bằng các loại thảo dược.
    Giảm 40 - 60% lượng thức ăn hằng ngày, bởi khi tôm bệnh thường giảm ăn. Nếu cứ cho ăn theo cữ bình thường thì lượng thức ăn thừa nhiều, gây lãng phí và gia tăng ô nhiễm nước.
    Tiến hành xi phông hết lượng chất thải ra khỏi ao (nếu có thể) để giảm lượng khí độc sinh ra từ đống chất thải đó.
    Tăng cường quạt nước nhằm cung cấp nhiều ôxy cho tôm, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh phân hủy chất thải và giải phóng khí độc.
    Tùy từng loại bệnh mà sử dụng thuốc, đúng liều, đúng thời gian: tùy loại thuốc mà sử dụng buổi sáng hay chiều, tùy thời gian thuốc đào thải ra khỏi cơ thể tôm mà sử dụng bao nhiêu lần.
    Tăng sức đề kháng và phục hồi biến dưỡng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C, thuốc bổ gan, men vi sinh vào thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa của tôm.
    Có thể khử trùng nước ao bằng các sản phẩm chứa Clo như Chlorine, BKC, liều lượng 7 - 10 ppm (2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày), hay xem video hướng dẫn trực tiếp của Giáo Sư,Tiến Sĩ,Chuyên gia bệnh học Ông Bùi Qung Tề
    [video]
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này