Những người cao huyết áp không nên uống nước gừng

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe - Y tế' bắt đầu bởi Herbalife24h, 13 Tháng năm 2016.

  1. Herbalife24h

    Herbalife24h VIP Members Thành Viên VIP Thành viên

    Bài viết:
    1,099
    Đã được thích:
    8
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Theo kinh nghiệm cha ông chúng ta truyền lại thì gừng có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Có nhiều người có thói quen tốt là khi nấu ăn thường cho vài lát gừng vào, món ăn thêm hấp dẫn đậm đà mà lại tốt.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, người cao huyết áp không nên uống nước gừng.
    Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau, như sinh khương (gừng tươi), bào khương (vỏ củ gừng), can khương (gừng khô).

    Gừng có nhiều tác dụng như chỉ khái (trị ho), giải cảm hàn, đầy hơi, trướng bụng, tăng cường tuần hoàn huyết dịch bằng cách xoa bóp với rượu gừng hoặc ngâm chân nước gừng nóng...

    Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng là tốt vì nước ấm cộng với gừng đập dập sẽ có tác dụng giải lạnh.

    Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng gừng vì gừng chỉ giúp giải lạnh chứ không chống được thấp khớp như nhiều người nhầm tưởng.

    Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.

    Ngoài ra, đối với những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

    Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

    Nóng lạnh đột ngột dễ đột quỵ

    Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn thì tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, ví dụ như đau bụng do cảm hàn thì tuyệt đối không dùng sâm.

    Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng thì không dùng các vị thuốc có tính nhiệt, ví dụ như sốt nóng thì không dùng gừng.

    Cần chú ý tránh sự thay đổi nóng lạnh đột ngột vì khi đang ở trong nhà ấm bước ra lạnh đột ngột sẽ dễ dẫn đến co mạch, hoặc đang bị lạnh lại gặp nóng đột ngột, chẳng hạn như uống nước nóng, ủ nóng đột ngột dễ gây giãn mạch.

    Cả hai trường hợp này nếu vượt quá ngưỡng cơ thể có thể điều chỉnh thích nghi thì đều có thể gây đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong.

    Tốt nhất khi gặp lạnh, nên ủ ấm từ từ, uống nước ấm dần để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ.

    Không nên chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng cao huyết áp, đột quỵ và tuyệt đối không uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
  2. koj99922

    koj99922 Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi chút, bình thường em đang ngồi mà đứng lên nó hoa hết cả mắt, chóng mặt, phải đứng một lúc mới được, hỏi người khác họ bảo là bị giảm huyết áp, thiếu máu, em có uống nước gừng hăọc ăn kẹo gừng được k ạ
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.
Tags:

Chia sẻ trang này