Nam giới không nên xem thường bệnh loãng xương.

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi huy158, 20 Tháng tư 2018.

  1. huy158

    huy158 Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Loãng xương là một bệnh khá phổ biến ở. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương, Nữ giới đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên ít người biết rằng loãng xương cũng có thể xảy ra ở nam giới, thậm chí ở những người trẻ tuổi.
    [​IMG]
    Tỉ lệ loãng xương ở nam giới ngày càng cao.
    Nếu phát hiện trên cơ thể có những triệu chứng sau rất có thể bạn đã bị loãng xương.

    1. Đau mỏi ở cột sống, đau dọc xương cẳng chân, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ,…
    2. Đau cột sống, đau lan liên sườn. Có thể đau mạn tính hoặc cấp tính sau chấn thương như gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…
    3. Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở.
    4. Gù lưng, giảm chiều cao.


    Tại sao nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?

    Chất lượng xương phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là thành phần chất nền và thành phần chất khoáng của xương.
    Theo tìm hiểu của các giảng viên trường Cao đẳng Y dược Sài gòn đã chỉ ra rằng nam giới cũng bị loãng xương hoặc các bệnh lý liên quan đến loãng xương do một số nguyên nhân sau đây:
    Tuổi cao: Chất nội tiết tố nam testosterone và estrogen sẽ bị thiếu hụt nếu tuổi cao. Chất estrogen này có tác dụng bảo vệ mật độ xương ở cả nam giới và nữ giới. Từ tuổi 65, nam giới cũng bị mất xương nhanh như nữ giới, khoảng 75 tuổi, 1/3 nam giới bị loãng xương.
    Khi có tuổi, các tế bào tạo xương bị lão hóa, các hormone sinh dục giảm thấp, việc hấp thụ can-xi và vitamin D bị giảm sút dẫn đến bệnh loãng xương. Do đó, tình trạng loãng xương càng nghiêm trọng hơn nếu ở tuổi trưởng thành khối lượng không đạt đỉnh.
    Do yếu tố di truyền: Nếu như cha mẹ bị mắc bệnh loãng xương thì con cái cũng có nguy bị loãng xương nhất là những người đã có tiền sử bị gãy xương.
    Vóc dáng gầy và nhỏ bé: Nam giới gầy gò hoặc nhỏ bé có nguy cơ cao hơn những nam giới bình thường vì thường ít có dự trữ khối lượng xương.
    Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị gãy cột sống ở nam giới nghiện thuốc lá cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Chất nicotin có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương. Trong đó, tỉ lệ nam giới bị gãy cột sống do có liên quan đến thuốc lá cao gấp nhiều lần so với không hút thuốc lá.
    Uống nhiều rượu: Những nam giới uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ loãng xương do rượu làm giảm tiến trình tạo xương và hấp thụ canxi của cơ thể, trong khi nó làm cho quá trình bài tiết canxi ra khỏi cơ thể diễn ra nhanh hơn.
    Chế độ ăn không đủ cung cấp đủ canxi: Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000mg canxi mỗi ngày, trên 65 tuổi cần ít nhất từ 1500 mg canxi mỗi ngày. Nếu không cung cấp đủ khối lượng canxi thì hệ quả tất yếu là bộ xương sẽ trở nên kém vững chắc.
    Loãng xương ở nam giới là bệnh lý không thể coi thường. Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng, đặc biệt là phần xương đùi.
    Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…Nếu cần điều trị dài ngày thì nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm loét ở các điểm tỳ đè là hoàn toàn có thể xảy ra.
    Hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh loãng xương ở nam giới.
    Loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa ngay cả đối với những người có tuổi. Do đó, nam giới cần quan tâm đúng mức đến xương khớp, chủ động đi thăm khám để có phương pháp điều trị tốt nhất.
    Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày cũng có ý nghĩa quyết định trong việc phòng tránh các bệnh liên quan đến loãng xương.
    Cần cung cấp đủ canxi và vitamin D: Đây là 2 chất thiết yếu để tạo khối lượng xương khi còn trẻ và ngăn ngừa mất xương khi đã có tuổi. Việc bổ sung canxi có thể thông qua thực phẩm bạn mà bạn sử dụng hàng ngày như các loại hải sản tôm, cua, sò, cá béo các loại rau quả: rau chân vịt, rau cải, súp lơ xanh, dứa, táo, nho…
    – Nên hạn chế tối đa việc nạp các loại thức uống có cồn hay chất kích thích như rượu, bia, cà phê vào cơ thể vì chúng có thể làm giảm quá trình tạo xương cũng như giảm khả năng hấp thụ canxi. Đặc biệt, nên hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân tác động đẩy nhanh tiến trình tiêu xương.
    – Ngoài việc bổ sung canxi, vitamin D thì vận động cũng giúp tạo dự trữ canxi rất tốt và có thể phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nam giới có thể thực hiện các bài tập thể lực nhưng không quá sức, tham gia các môn thể thao như bơi lội, xe đạp để tăng cường sức dẻo dai của hệ xương khớp.
    Bạn có thể xem thêm để biết nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương: https://maps.google.es/url?q=http:/...-chung-va-cach-dieu-tri-benh-loang-xuong.html
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này