Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì

Thảo luận trong 'Seo - Marketing online' bắt đầu bởi smpgroup, 18 Tháng một 2021.

  1. smpgroup

    smpgroup Member Thành viên

    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
    ng với sự phát triển không ngừng của thương mại thế giới và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam, hoạt động Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang được coi như “xương sống” thúc đẩy giao thương bền vững giữa doanh nghiệp, người dân của các quốc gia và nền kinh tế với nhau, đảm bảo cho dòng chảy hàng hóa được lưu thông liên tục và đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ.

    Logistics hay Quản lý chuỗi cung ứng không phải những thuật ngữ quá xa lạ, nhưng thực tế là không có nhiều người hiểu được đúng và đầy đủ về 2 khái niệm này, bởi độ phức tạp của nó. Vậy Logistics là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một hay khác nhau? Tại sao cần đến Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong hoạt động thương mại quốc tế? Việt Nam có những đơn vị Logistics nào uy tín?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

    1. Logistics là gì?
    Logistics là một thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thuật ngữ này có hàm nghĩa cực rộng và kèm theo đó cũng có rất nhiều các quan niệm khác nhau về “Logistics là gì?”.
    Bởi sự phức tạp của thuật ngữ Logistics, nên trước khi đi vào các định nghĩa mang tính chất chuyên môn học thuật, hãy cùng hiểu đơn giản Logistics như sau:
    Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyển chuyển của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
    Sau đây là mô hình khái quát về Logistics:

    [​IMG]

    Mô tả khái quát hoạt động Logistics



    • Một số định nghĩa quốc tế
    Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Managenment Professionals – CSCMP) đã đưa ra định nghĩa tương đối chi tiết về “Quản trị Logistics” như sau:
    “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin”.


    Hoặc có thể tham khảo định nghĩa của Đại học Hàng hải thế giới (World Maritime University) về Logistics như sau:
    “Logistics là một quá trình được tính toán, tổ chức nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất về việc xác định địa điểm chuyển dịch và lưu kho các nguồn cung cấp từ nơi xuất xứ, thông qua nhiều hoạt động khác nhau đến nơi tiêu thụ cuối cùng”.



    • Định nghĩa tại Việt Nam
    Logistic là một trong những thuật ngữ rất đặc biệt tại Việt Nam. Do có hàm nghĩa quá rộng, bao trùm nhiều hoạt động khác nhau trong thương mại quốc tế nên rất khó để Việt hóa được từ “Logistic”. Một số tài liệu có dịch Logistic nghĩa là “Hậu cần” ở tiếng Việt, tuy nhiên cụm từ này không thể hiện được hết các tầng nghĩa của từ Logistics. Vì vậy, tại Việt Nam, thuật ngữ này vẫn được gọi theo “nguyên bản” là Logistics, phiên âm lo-gi-stic (giống với hiện tượng của một số thuật ngữ khác như Container, Marketing).
    Định nghĩa về Logistics tại Việt Nam hầu hết được thống nhất và thể hiện đầy đủ trong Luật Thương mại 2005. Tại Điều 233 có định nghĩa về “Dịch vụ Logistics” như sau:
    “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi , làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lo-gi-stic”.
    Chung quy lại, có thể nhận thấy Logistic là một khái niệm rộng lớn, chỉ một chuỗi các hoạt động, dịch vụ rất đa dạng nhằm hướng đến mục tiêu chủ yếu là giúp hàng hóa, nguyên vật liệu được dịch chuyển thuận lợi với chi phí thấp nhất từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ.
    Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chủ yếu đề cập đến các hoạt động Logistics xuyên biên giới, tức là dịch chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia.

    2. Bốn hình thức quản trị Logistics
    Quản trị Logistics là một công việc rất phức tạp, vì Logistics chứa đựng nhiều quy trình, công đoạn khác nhau, yêu cầu nguồn lực đa dạng và có thể có sự tham gia của nhiều bên.
    Tùy theo mục đích, nhu cầu và tiềm lực của mỗi doanh nghiệp, tổ chức mà có thể vận hành các hình thức quản trị Logistics khác nhau. Hiện nay, có 4 hình thức quản trị Logistics chủ yếu là: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, trong đó chữ P là viết tắt của “Party”, tức là chỉ số lượng bên tham gia vào chuỗi quản trị Logistics.

    • 1PL – First Party Logistics
    1PL (hay còn gọi là Logistics tự cung cấp), tức là chỉ có duy nhất 1 bên tham gia vào chuỗi quản trị Logistics. Thực chất đây chính là các công ty Logistics chuyên nghiệp hoặc có tiềm lực rất lớn để vừa quản trị vừa tự thực hiện hoạt động Logistics cho công ty mình. Công ty 1PL sở hữu tất cả các nguồn lực cần thiết như nhân lực, phương tiện vận tải, kho bãi, có đại lý tại nhiều nước và các nguồn lực khác để tự tiến hành hoạt động Logistics mà không cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị bên ngoài.

    • 2PL – Second Party Logistics
    2PL chỉ các doanh nghiệp vẫn thực hiện quản lý Logistics nhưng không có đủ phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng cần thiết để tiến hành hoạt động Logistics trên thực tế. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ thuê đơn vị bên ngoài để hỗ trợ, chủ yếu là cung cấp phương tiện, thiết bị hay các dịch vụ cơ bản khác. Mục đích của việc này là để cắt giảm bớt chi phí vận hành cho doanh nghiệp.

    • 3PL – Third Party Logistics
    3PL (hay còn gọi là Logistics theo hợp đồng) chỉ các doanh nghiệp thuê các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, thay mặt doanh nghiệp đó quản trị và tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động Logistics theo yêu cầu. Mô hình quản trị này thường phải được ghi nhớ và ký kết thông qua hợp đồng có thời hạn giữa doanh nghiệp và đơn vị Logistics, không chỉ nhằm thực hiện hoạt động Logistics mà còn là hợp tác chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích khác giữa hai bên.

    • 4PL – Fourth Party Logistics
    4PL (hay còn gọi là Logistics chuỗi phân phối) là một bước phát triển cao hơn của 3PL. Khi một doanh nghiệp quản trị Logistics theo mô hình 4PL, doanh nghiệp này thuê ngoài hoàn toàn 1 đơn vị để tiến hành tất cả các hoạt động Logistics. Đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics sẽ tập hợp và thống nhất quản lý mọi nguồn lực, phương tiện và công nghệ của doanh nghiệp đi thuê, của bản thân đơn vị đó cũng như của các tổ chức, đơn vị khác để xây dựng và điều hành một chuỗi giải pháp quản trị Logistics toàn diện.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này