Câu chuyện : Hết vốn làm sách, cần bán đất

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi Admin, 31 Tháng mười hai 2015.

  1. Admin

    Admin Administrator Thành viên BQT ADMIN Đập Troai Thành viên

    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    329
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Chi luôn nhận mình là kẻ đủ đam mê để ăn cùng sách, ngủ cùng sách. Kinh doanh các ấn phẩm văn hóa chính là cách để Chi chia sẻ với mọi người đam mê ấy.

    Mò mẫm làm bản quyền

    Nguyễn Lệ Chi tốt nghiệp đại học chuyên ngành quan hệ quốc tế, hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Trung Quốc, làm phim rồi khai thác bản quyền, kinh doanh sách. Lý lịch trích ngang của Giám đốc Chibooks chỉ có vậy. “Mỗi chặng đường, với tôi đều có giá trị. Chúng bổ trợ cho nhau”, Chi mở đầu chuyện đời, chuyện nghề của mình như vậy.

    [​IMG]
    Từ Trung Quốc trở về, đã tìm được công việc ở một hãng phim, ứng dụng những kiến thức mình được học, vậy mà, sách lại có khả năng khiến Nguyễn Lệ Chi gắn bó đến tận bây giờ. Chi kể, vốn mê sách từ trước nên những ngày ở Bắc Kinh đã tranh thủ tiếp xúc nhiều với các nhà văn, nhất là những cây bút đương đại. Thế nên, khi nhận được lời mời từ Công ty Văn hóa Phương Nam, chị đã thử sức ở lĩnh vực mới.

    Trong bối cảnh Công ước Bern còn chưa được thực thi triệt để tại Việt Nam, không ít nhà xuất bản còn xa lạ với việc làm hợp đồng chuyển nhượng bản quyền thì Chi đã một mình sang Trung Quốc tìm đối tác. Chi phải tự tìm hiểu luật, làm hồ sơ công ty, tự thảo hợp đồng rồi chuyển ngữ sang tiếng Hoa, tiếng Anh để thương thảo bản quyền. Trong vai trò của một phó giám đốc trung tâm sách, đi lại, thương thảo giữa Trung Quốc - Việt Nam, những kỹ năng quan hệ quốc tế đã giúp Lệ Chi dễ dàng chiếm được thiện cảm của đối tác.

    Mò mẫm vậy nhưng Chi đã kịp thời đưa dòng văn học đương đại Trung Quốc với những cái tên Vệ Tuệ, Quách Kính Minh, An Ni Bảo Bối... vào Việt Nam. Gần với văn hóa, đời sống, những tác phẩm thuộc dòng văn học Leing Ley ngày đó đã gây nên một làn sóng hâm mộ trong giới trẻ Việt. Thắng lớn với Leing Ley, Chi tiếp tục giành quyền chuyển ngữ tác phẩm của những nhà văn lớn như Mạc Ngôn, Lưu Chấn Vân... sang tiếng Việt với giá rất hợp lý.

    Đưa sách Việt ra nước ngoài

    Không chấp nhận sách vào Việt Nam một chiều, Chi mạnh dạn mang sách Việt sang tiếp thị tại các hội chợ sách quốc tế. Chị cho biết: “Khách hàng chỉ là những kiều bào sống trên đất khách hay những sinh viên đang tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt, nhưng nhờ hoạt động ấy, uy tín cũng như hình ảnh công ty tăng lên rất nhiều, thương thảo bản quyền cũng sẽ dễ hơn”.

    “Khi tiếp xúc với tác phẩm, dù cá nhân mình có thích hay không cũng phải phán đoán được khả năng thu hút độc giả của tác phẩm đó, nếu không, rất dễ thất bại”, Chi khẳng định. Khác với các sản phẩm tiêu dùng có giá trị cụ thể, sách là thứ hàng hóa khó định giá. Lệ Chi cho biết, việc thương thảo giá bản quyền của cô chủ yếu là kinh nghiệm dựa trên số bản in có thể bán ra mà phán đoán. “Các trung tâm giao dịch tác quyền cũng như các tác giả nước ngoài chưa biết nhiều về Việt Nam cũng như những đặc tính thị trường sách nước mình, nên trước khi thương thảo bản quyền, tôi thường tạo điều kiện cho họ nắm bắt được điều đó. Có như vậy, họ sẽ dễ dàng chia sẻ và thông cảm cho người làm sách”, Chi tiết lộ.

    Vừa giao dịch, làm bản quyền, tranh thủ thời gian còn lại, Chi dịch các tác phẩm mình ưa thích sang tiếng Việt. Lệ Chi cho biết, chị rất yêu thích công việc này bởi chuyển ngữ đòi hỏi dịch giả, ngoài khả năng ngôn ngữ, còn phải nắm bắt được tính cách, phong thái của chính tác giả để có thể cho ra đời bản dịch sát nguyên bản nhất.

    Bán đất vì sách

    Giao dịch bản quyền nặng tính cạnh tranh, đòi hỏi sự nhanh nhạy, nhưng những ách tắc trong khâu thủ tục lại diễn ra thường xuyên khiến Lệ Chi bị vuột mất những tác phẩm hấp dẫn. Không giải quyết được những vướng mắc, Chi chấp nhận ra đi, gác lại những dự án mà mình tâm huyết. Gom góp tiền tích lũy được, Chi mở công ty.Chibooks ra đời trong bối cảnh cô chủ của nó vừa làm việc, vừa học thêm các khóa quản trị doanh nghiệp.

    “Khả năng của truyền thông hiện nay là rất lớn, giữa muôn ngàn ấn phẩm được xuất bản hằng ngày trên thế giới, nếu không biết định hướng, người làm sách rất dễ bị lạc hướng", Lệ Chi khẳng định. Biết vậy nên Chi chọn văn học làm trọng điểm khai thác của Chibooks. Tính đến nay, Chi đã đưa được hơn 20 đầu sách ra thị trường. Đó có thể gọi là tủ sách văn học Chibooks, bởi nó khá phong phú, bao gồm văn học Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ...

    “Công ty TNHH Văn hóa Truyền thông Lệ Chi đã hết vốn làm sách nên cần bán gấp hai mảnh đất của chủ nhân Chibooks, bạn nào thực sự có nhu cầu thì để lại lời nhắn nhé”, mẩu tin Chi rao trên blog cá nhân của mình khiến bạn bè xót xa, nhưng Chi thì vẫn tự tin với con đường mình đã chọn. Chuyện trò với bạn bè, Chi vẫn bảo, kinh doanh sách khó lắm: Vừa bị ngâm vốn, phí phát hành cao, vừa chịu cảnh bị “cướp” bởi những người làm sách lậu. Chỉ cần nản chí là buông xuôi. Không nản chí nên Chi vẫn dấn bước trên con đường mình đã chọn.

    Sách không đơn thuần để người ta mua vui, mà là cánh cửa mở ra bên ngoài thế giới”, Chi nói vậy với vẻ quyết tâm.

    Hình như cô đã chọn việc mở những cánh cửa ấy làm cái nghiệp của mình.


    ĐẶNG QUÝ YÊN
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này