Các yếu tố được xác định trước khi thành lập công ty

Thảo luận trong 'Các loại dịch vụ khác' bắt đầu bởi Congnhatangroup1, 26 Tháng mười 2017.

  1. Congnhatangroup1

    Congnhatangroup1 Member Thành viên

    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    1
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - 1. Loại hình doanh nghiệp
    Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:

    – Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

    – Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

    – Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ

    – Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

    Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần dựa vào SỐ LƯỢNG NGƯỜI CÙNG THAM GIA GÓP VỐN

    Ví dụ

    • Nếu bạn một mình bỏ vốn để thành lập doanh nghiệp thì bạn nên Thành lập công ty TNHH một thành viên (còn Doanh nghiệp tư nhân hiện nay ít người đăng ký do tính rủi ro cao)
    • Nếu bạn là 2 cá nhân/ tổ chức cùng tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới, bạn chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là Thành lập công ty TNHH hai thành viên
    • Nếu bạn có từ 3 cá nhân/ tổ chức trở lên cùng tham gia góp vốn bạn có 2 lựa chọn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần. Theo kinh nghiệm tư vấn của chúng tôi thì bạn nên dựa vào yếu tố sau đây để quyết định nên lựa chọn loại hình nào trong 2 loại hình dưới đây:
    1. Nếu những người tham gia góp vốn này là Anh/ em, vợ/ chồng, những người có mối quan hệ thân thiết (ngoài mối quan hệ công việc) và không muốn có sự thay đổi những người tham gia góp vốn thì Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là lựa chọn phù hợp

    2. Ngược lại, đây chỉ là mối quan hệ làm ăn, công việc… thì Công ty Cổ phần là quyết định sáng suốt hơn.

    Tất cả các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể Chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

    2. Đặt tên doanh nghiệp
    Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

    Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

    Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

    Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

    Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

    Do Luật doanh nghiệp quy định không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động (Tháng 4.2017) và rất nhiều doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động trên cả nước, nên chọn một cái tên mình ưng ý ngày càng khó khăn. Theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh)

    Ví dụ:

    • CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ NTVTAX
    • CÔNG TY LUẬT NTVLAW
    • CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG HIẾU PHÁT
    • CÔNG TY CỔ PHẦN SUNRISE
    • CÔNG TY TNHH AIAG
    Tìm hiểu thêm tại: Quy định về cách đặt tên công ty

    [​IMG]

    3. Địa chỉ trụ sở công ty
    Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

    Ví dụ: 569 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TPHCM

    Tìm hiểu thêm tại: Quy định về đặt trụ sở công ty

    4. Ngành nghề kinh doanh
    Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần chuẩn bị hoặc cung cấp cho Luật NTV tất cả những lĩnh vực (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), chúng tôi sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn. Bạn có thể tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh tại đây (nếu có thời gian):

    • Danh mục ngành nghề kinh doanh có mã ngành
    • Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
    • Ngành nghề yêu câu vốn pháp định
    5. Vốn điều lệ
    “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.” Theo Luật doanh nghiệp 2014.

    Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

    Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định chung về vốn điều lệ

    6. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn
    Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty

    Tham khảo thêm tại: Quy định về thành viên góp vốn và Quy định về cổ đông sáng lập

    7. Người đại diện theo pháp luật
    Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

    “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

    Tóm lại Đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

    • Chức danh người đại diện là Giám Đốc/ Phó Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/ quản trị,…
    • Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam
    Tham khảo thêm tại: Quy định về người đại diện theo pháp luật

    8. Vốn điều lệ của doanh nghiệp:
    Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.

    Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
    Xem thêm chi tiết: http://nhatanoffice.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty/.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này