Bạn nên biết đồng hồ sinh học này để sống khỏe hơn

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe - Y tế' bắt đầu bởi sieukute, 14 Tháng tư 2017.

  1. sieukute

    sieukute Member Thành viên

    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Bao bộn bề cuộc sống đã làm cho bạn xáo trộn khung giờ sinh hoạt của mình như ăn không đúng giờ, ngủ không đủ giấc,… Việc sinh hoạt như thế sẽ vô tình phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Nó không chỉ khiến thời gian ngủ nghỉ của các bạn bị rối loạn mà còn làm cho các hoạt động nội tiết của cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, việc sắp xếp lại đồng hồ sinh học cho bản thân là điều rất cần thiết. Mình sẽ cung cấp kiến thức về đồng hồ sinh học của cơ thể con người để bạn có thể nắm vững hơn.

    1 giờ: Phần lớn mọi người đã ngủ được khoảng 3 tiếng đồng hồ và đã trải qua tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Lúc này giấc ngủ không sâu, và người ta dễ bị thức giấc. Chính khi đó chúng ta nhạy cảm với những cơn đau.

    2 giờ: Đa số các cơ quan trong cơ thể con người hoạt động ở mức thấp nhất, trừ Gan. Nó sử dụng những giây phút yên tĩnh đó để sản sinh 1 cách tích cực nhất những chất cần thiết để thải ra các độc tố. Nếu bạn không ngủ trong thời gian đó thì cũng không nên dùng rượu hay cà phê. Tốt hơn cả là hãy uống 1 cốc nước hoặc 1 cốc sữa chẳng hạn.

    3 giờ: Cơ thể nghỉ ngơi, nó hoàn toàn cạn sức. Nếu như cần thức để làm việc thì đừng để phân tán tư tưởng mà hãy cố gắng tập trung trí tuệ vào công việc mình phải hoàn thành. Vào thời điểm này, áp suất máu thấp nhất, nhịp đập của Tim và nhịp thở cũng chậm nhất.

    Từ 1 đến 3 giờ: Cơ thể mẫn cảm nhất với giá lạnh – vậy nên là thời điểm để mắt đến các ô cửa sổ.

    4 giờ: Huyết áp còn thấp, não được cung cấp lượng máu ít nhất, và vào giờ này người ta cũng hay bị chết nhất. Cơ thể làm việc ở mức ít nhất nhưng thính giác lại nhạy cảm nhất, chỉ 1 tiếng động nhỏ cũng có thể làm cho chúng ta thức giấc.

    5 giờ: Thận rất yên tĩnh và không bài tiết. chúng ta đã qua giấc ngủ không sâu với những giấc mơ, và sau đó trải qua giấc ngủ sâu và không nằm mơ. Những người thức dậy vào thời gian này thường nhanh chóng bước vào trạng thái sảng khoái.
    [​IMG]
    Từ 3 đến 5 giờ: Phổi tự phục hồi, lượng dịch do niêm mạc phổi tiết ra cũng gia tăng. Các triệu chứng do viêm xoang, viêm – ngạt mũi có thể gia tăng vào thời điểm này.

    6 giờ: Huyết áp tăng lên, Tim đập nhanh lên. Dù rằng bạn có muốn đi ngủ chăng nữa thì thân thể bạn cũng tự thức dậy.

    7 giờ: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.

    8 giờ: Cơ thể đang nghỉ ngơi. Gan thải độc tố cơ thể lần thứ 2. Không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng.

    9 giờ: Tinh thần hưng phấn. Sự nhạy cảm với những cơn đau giảm xuống. Tim hoạt động với toàn bộ công suất.

    Từ 7 đến 9 giờ: Là thời gian thích hợp cho bữa sáng giàu chất bột. Những gì bạn ăn vào thời điểm này “không chảy xuống vòng ba”, mà biến thành năng lượng.

    10 giờ: Khả năng hoạt động tăng lên. Chúng ta ở thời điểm sung sức nhất, tưởng như có thể dời núi được. Trạng thái hưng phấn này được duy trì cho tới tận bữa ăn trưa, có cảm giác như có thể giải quyết được bất cứ công việc nào. Vào thời gian này nếu bạn lại ngồi uống cà phê, hay tán dóc thì đó quả là 1 sự phung phí khả năng làm việc mà sau đó không thể nào lấy lại được.

    11 giờ: Tim tiếp tục hoạt động đều đặn và điều hòa với trạng thái tinh thần không cảm thấy sự căng thẳng nào.

    12 giờ: Bắt đầu giai đoạn “tổng động viên” toàn bộ sức lực. không nên ăn trưa vào giờ này, tốt hơn là hoãn bữa ăn lại 1 giờ.

    Từ 10 đến 12 giờ: Trí nhớ ngắn hoạt động tốt nhất, năng lực tập trung cực cao và dễ xoay sở với stress. Hãy tận dụng cơ hội này, để dành cho những cuộc gặp quan trọng. Trường hợp không kịp giải quyết những vẫn đề đó trước 13 giờ, hãy gác lại vào buổi chiều muộn.

    13 giờ: Gan nghỉ ngơi, trong máu bắt đầu có 1 chút Glucogen. Giai đoạn đầu của khả năng hoạt động ban ngày đã qua, con người cảm thấy mệt mỏi dù phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm. Cần có sự nghỉ ngơi.

    14 giờ: Đường cong năng lượng đi xuống. Đây là điểm Thấp nhất thứ 2 trong chu trình 24 giờ. Các phản ứng chậm lại.

    15 giờ: Lại bắt đầu trạng thái sảng khoái của cơ thể. Các cơ quan cảm xúc nhạy cảm tới mức tối đa, đặc biệt là các cơ quan khứu giác và vị giác. Những người sành ăn cho rằng nên ăn vào đúng lúc này. Cơ thể chúng ta trở lại trạng thái bình thường.

    Giữa 13 và 15 giờ: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Hãy tận dụng thời gian này cho công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi tập trung cao độ.

    16 giờ: Mức đường trong máu lên cao. Một số bác sĩ gọi quá trình này là quá trình đái tháo sau bữa ăn trưa. Đó là 1 hiện tượng bình thường. Sau thời kỳ hưng phấn đầu tiên lại bắt đầu sự suy giảm của cơ thể.

    17 giờ: Hiệu suất lao động vẫn còn cao. Các vận động viên luyện tập với năng lượng gấp đôi.

    Sau 17 giờ: Có thể hẹn gặp bạn nhậu. Là thời điểm cơ thể có thể hào phóng nhất với rượu bia, quả thận có khả năng thải loại chất độc nhanh nhất.

    18 giờ: Cảm giác đau đớn về cơ thể giảm xuống. Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động. Sự sảng khoái về tinh thần giảm xuống.

    Giữa 16 và 18 giờ: Cần dành ít nhất 30 phút, cho bài thể dục thư giãn. Đó là thời điểm có thể vươn tới phong độ tốt nhất. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể vẫn diễn ra hoàn hảo, vậy nên bạn có thể nhanh chóng đốt cháy dự trữ năng lượng dư thừa.

    19 giờ: Huyết áp tăng lên, ít bình tĩnh nhất là lúc này, người ta có thể cãi nhau về bất cứ chuyện vụn vặt nào. Đây là thời gian tệ hại nhất đối với những người hay bị dị ứng. Bắt đầu những cơn đau đầu.
    [​IMG]
    20 giờ: Vào giờ này, trọng lượng cơ thể của bạn đạt tới mức tối đa. Các phản ứng diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc. Những người lái xe cảm thấy sảng khoái. Hầu là không có tai nạn giao thông vào lúc này.

    21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường. Thời gian này đặc biệt thích hợp với sinh viên và các diễn viên học thuộc bài và nhập vai. Trí nhớ buổi tối trở nên sắc sảo hơn. Khả năng ghi nhận nhiều hơn so với ban ngày.

    Quãng giữa 20 và 21 giờ: Cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh tốt nhất. Trường hợp phải sử dụng, đây chính là thời điểm thích hợp.

    22 giờ: Trong máu có nhiều bạch cầu, khoảng 12.000/1cm3 máu (mức bình thường là từ 5-8 nghìn). Nhiệt độ cơ thể giảm xuống.

    23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi, đồng thời vẫn khôi phục các tế bào.

    24 giờ: Giờ cuối cùng trong ngày. Nếu chúng ta ngủ vào lúc 22h thì 24h là lúc ta đang nằm mơ. Không chỉ cơ thể mà não cũng tiến hành tổng kết và thải ra tất cả những gì không cần thiết.

    Hy vọng với kiến thức trên sẽ giúp ích được bạn. Hãy sắp xếp cho bản thân một khung giờ sinh hoạt hợp lý nhất nhé, vì “sức khỏe là vàng”. Mời bạn xem thêm: Tác hại của việc thức khuya.

    Truy cập vào website: fen.vn để biết thêm nhiều thông tin về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, bạn nhé!
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này