Văn Hóa Lễ Hội Tại Mũi Né - Phan Thiết - Bình Thuận

Thảo luận trong 'Tour du lịch' bắt đầu bởi hoaithuong95, 17 Tháng hai 2017.

  1. hoaithuong95

    hoaithuong95 Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    1
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - ★ Lễ hội nghinh ông tại Bình Thuận Mũi Né
    - Theo thông lệ từ hàng trăm năm trước, cứ 2 năm đáo lệ một lần, lễ hội Nghinh Ông có quy mô lớn, lại diễn ra tại Thành phố Phan Thiết do cộng đồng Người Hoa ở đây tổ chức. Đây là lễ hội truyền thống tiêu biểu cho phong tục tập quán và tín ngưỡng của Người Hoa ở Phan thiết, với ước mong cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa cho một cuộc sống thanh bình, mọi người trong xã hội được ấm no hạnh phúc.
    - Lễ hội Nghinh Ông còn là nét văn hóa, tập quán, tín ngưỡng của người Hoa.
    Trước đó, phần lễ đã tái hiện những nghi thức thỉnh kinh, thỉnh nước, chiêu vong linh tiền hiền, phóng sinh, thả thuyền ra cửa biển Phan Thiết… Lễ hội Nghinh Ông còn tái hiện nhiều truyền thuyết lịch sử, văn hóa của người Hoa như đoàn cà kheo, Khai Phong phủ, cung nữ gánh hoa, đội Bát Tiên; Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi kết nghĩa vườn đào. Sau khi thỉnh Ông tại đền thờ Quan đế miếu, đoàn diễu hành qua các đường chính trung tâm Phan Thiết, trong sự thích thú thưởng lãm của du khách.
    [​IMG]
    ★ Lễ Hội Cầu Ngư Phan Thiết Bình Thuận
    - Lễ cầu ngư mang đậm các yếu tố văn hóa dân gian chủ yếu của ngư dân người Việt. Một loại hình lễ hội đặc trưng ở chỗ vừa thực hiện trên bờ, vừa thực hiện trên mặt biển, kết hợp nhiều hoạt động lễ nghi đa dạng và các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc.
    - Tham gia lễ cầu ngư từ khi mở đầu đến kết thúc, theo chương trình của ban lễ nghi ở Vạn Thủy Tú bao gồm nhiều lễ nghi, đáng chú ý là lễ Nghệ sắc (Ban lâm tế cúng vái thần, đưa sắc phong xuống các hương án và báo cáo lễ tế chính thức bắt đầu và mời các thần về chứng giám).

    ★ Lễ hội Rija Nagar
    - Rija Nagar là lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng giêng Chăm lịch, được xem là Tết trong năm mới của người Chăm. Lễ được tổ chức trong 2 ngày dành cho cả cộng đồng Chăm không phân biệt Chăm Ahier hay Awal.

    ★ Lễ cúng gà đầu năm
    - Người Chăm sử dụng lịch pháp 12 con giáp như những dân tộc láng giềng khác ở Đông Nam Á như Tikuh (Chuột), Kabauw (Trâu), Rimaong (Hổ), Tapai (Thỏ), Inâ Girai (Rồng), Ula Anail (Rắn), Asaih (Ngựa), Pabaiy (Dê), Kra (Khỉ), Mânuk (Gà), Asau (Chó), Pabuei (Lợn). Mỗi người sinh ra đều ứng với năm con giáp theo lịch Chăm để định vị tuổi tác. Người Chăm cũng quan trọng tuổi theo con giáp như các dân tộc anh em khác, dựa vào con giáp để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng dân tộc cho phù hợp như đám cưới, dựng nhà mới, làm ăn buôn bán…
    - Vào đầu năm mới, người Chăm dựa vào những quan niệm xung khắc theo con giáp để thực hiện nghi thức cúng gà nhằm xua tan mọi thứ xấu xa, giải trừ nghiệp chướng và cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với người đó. Lễ vật là một con gà ứng với một thành viên trong gia đình do chức sắc Po Acar làm chủ lễ cùng với trầu cau và chén lửa.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này