Tư vấn về việc ly hôn và nuôi con

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi zozonguyen, 2 Tháng bảy 2021.

  1. zozonguyen

    zozonguyen Member Thành viên

    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Câu hỏi:

    Kính chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2006, năm 2011 vợ chồng tôi sinh được cháu gái. Đến năm 2013 vợ chồng tôi sinh tiếp cháu trai. Năm 2017 giữa vợ tôi và chị ruột có xảy ra xô xát và vợ tôi có nằm viện 1 tuần (lỗi do phía chị ruột).

    Giữa tôi và vợ chưa từng mâu thuẩn chuyện gia đình. Sau khi nằm viện xong vợ tôi chuyển hẳn về bên vợ sống rồi đi đâu không rõ và để lại hai đứa con cho tôi nuôi đến nay, tài sản chung chỉ có khoảng hơn hai lượng vàng mà hai bên gia đình cho lúc cưới nhau nhưng lúc nằm viện tôi đã về lấy đưa hết cho cô ấy (theo yêu cầu vợ tôi).

    Sau này điện thoại cô ấy bảo không có nhận số tài sản trên. Tôi là con trai một trong gia đình và cũng có một đứa con trai. Ngày 6/4/2015 sau hơn 2 năm bỏ đi cô ấy điện thoại và yêu cầu tôi ký đơn ly hôn.

    Tôi xin hỏi là tôi có quyền xin yêu cầu nuôi 2 con mà không cần trợ cấp theo luật định không? (em rất thương con và có thể lo cho 2 con đến tuổi trưởng thành ăn học đảm bảo). Tài sản tôi không tranh chấp.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Câu trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

    * Về quyền nuôi con

    Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:


    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì tính đến thời điểm hiện tại, con gái của bạn đã được 8 tuổi và con trai của bạn đã được 6 tuổi. Căn cứ vào quy định trên, đối với bé gái đã trên 7 tuổi, Tòa sẽ xem xét đến nguyện vọng của bé để giao bé cho người mà bé muốn ở cùng nuôi dưỡng, còn đối với bé trai, bạn và vợ sẽ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn với con, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của bé.

    * Về vấn đề cấp dưỡng

    Khoản 24 Điều 3 và khoản 2 Điều 82 Luật HNGĐ quy định:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

    Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."

    Trước hết, việc cấp dưỡng là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, nhằm đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con mà không phụ thuộc vào việc người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Đây là quyền lợi của người con được hưởng từ cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không yêu cầu cấp dưỡng, Tòa án sẽ xem xét nếu thấy việc bạn không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện và bạn có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc vợ của bạn phải cấp dưỡng nuôi con.

    Xem thêm các tin tức liên quan:
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này