Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi hoangtuan, 16 Tháng tám 2016.

  1. hoangtuan

    hoangtuan Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    1
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả -
    [​IMG]
    Trao đổi là hoạt động nhận từ một người nào đó một thứ mình muốn bằng việc đổi lại cho người đó một vật khác. Trao đổi là một trong nhiều cách và là có thể xem là cách sơ khai để con người có thể có được thứ mình mong muốn. Để tiến hành trao đổi được cần phải có một số điều kiện thoả mãn. Đó là có ít nhất hai bên muốn trao đổi và mỗi bên cần phải có một thứ gì đó có giá trị để đưa ra trao đổi; mỗi bên đều muốn trao đổi và phải có khả năng giao dịch và trao đổi; và mỗi bên đều tự do từ chối hay chấp nhận trao đổi của bên kia. Như một cách thức thoả mãn nhu cầu, hoạt động trao đổi có một số lợi ích. Mỗi người thay vì cho việc phải học tất cả kỹ năng để làm ra tất cả mọi thứ cần thiết cho họ thì họ có thể chỉ tập trung vào việc làm ra một hoặc một số sản phẩm mà họ có kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất và đem trao đổi để lấy những thứ cần thiết khác. Đây cũng chính là tiến trình phân công và chuyên môn hoá lao động xã hội nhằm giúp cho việc tạo ra nhiều của cải hơn bất cứ một phương thức thay thế nào. Giao dịch là một đơn vị đo lường của marketing. Một giao dịch được thực hiện là sự trao đổi giá trị giữa hai bên. Ví dụ tại một địa điểm và thời gian cụ thể nào đó với những điều kiện thống nhất giữa hai bên, ông X đã đưa sản phẩm A cho ông Y để đổi lấy sản phẩm B từ ông Y hoặc ông X nhận được 10USD từ ông Y. Thực hiện giao dịch tuy nhiên không giới hạn trong nghĩa hẹp của mua bán đơn thuần, mà cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là thúc đẩy tạo ra ứng xử mong muốn đối với sản phẩm. Hoạt động marketing vì vậy phải bao gồm các hoạt động để tạo ra được ứng xử mong đợi từ phía khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Giao dịch trong marketing còn được hiểu là một phần của marketing quan hệ (Relationship marketing). Một phần công việc rất khó khăn và đòi hỏi sự hiểu biết, lòng kiên nhẫn của những người làm công tác marketing là xây dựng mối quan hệ với những khách hàng của họ, bao gồm nhà cung cấp, các trung gian marketing, và người tiêu dùng cuối cùng. Họ cần phải tạo dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy với khách hàng thông qua việc đảm bảo cung cấp đúng và nhất quán các sản phẩm của họ với chất lượng cao, dịch vụ tốt và giá cả hợp lý. Từ đó, từng bước chuyển hoạt động marketing từ tối đa hoá lợi nhuận trên từng giao dịch riêng biệt tới tối ưu hoá mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với khách hàng và các trung gian marketing của họ.

    Marketing quan hệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến tương lai của doanh nghiệp. Số liệu marketing của nhiều công ty đã không hề che đậy một bí quyết kinh doanh là chi phí để duy trì khách hàng quen mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng mới. Rất nhiều công ty có thể ổn định được một phần rất lớn doanh thu từ một bộ phận nhỏ các khách hàng quen của họ - những khách hàng chủ yếu. Những nhân viên bán hàng của công ty này luôn chú trọng nắm bắt nhu cầu, vấn đề khó khăn và phục vụ tận tình các khách hàng này bằng nhiều cách hơn là chỉ dừng lại ở việc liên hệ và đáp ứng đơn đặt hàng của họ. Thậm chí những cuộc viếng thăm, những cuộc giao lưu có tính xã giao, vui chơi giải trí với sự tham gia của các khách hàng quan trọng này cũng nằm trong hoạt động marketing quan hệ. Trong ngành du lịch dịch vụ, marketing quan hệ càng đặc biệt quan trọng trong những mối quan hệ sau:

    - Quan hệ giữa những nhà cung cấp dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, hàng không, vận tải và các trung gian marketing của họ như các hãng lữ hành, những nhà kinh doanh tour trọn gói, những môi giới tour khác.

    - Quan hệ giữa những nhà cung cấp dịch vụ với các khách hàng quan trọng và thường xuyên như các tổ chức, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp công ty lớn.

    - Quan hệ giữa nhà kinh doanh dịch vụ như khách sạn nhà hàng, vận tải với những nhà cung cấp của họ.

    - Quan hệ giữa những nhà cung cấp dịch vụ với các tổ chức, công ty dịch vụ khác như công ty quảng cáo, marketing, luật, ngân hàng, v.v.

    - Quan hệ giữa nhà kinh doanh dịch vụ với các nhân viên của họ.
    Xem thêm: Câu Chuyện Của Tôi Trong Ngành Quảng Cáo Và Khoa Học Quảng Cáo
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này