Tắm cho chào mào như nào là tốt nhất

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi nho123, 24 Tháng tám 2021.

  1. nho123

    nho123 Member Thành viên

    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Chào mào cũng giống như chim họa mi không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần rộng rãi cho chim bay nhảy thoải mái. Nếu chọn lồng nuôi quá nhỏ, hẹp chào mào không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con.
    Chọn lồng nuôi chim chào mào:

    Chào mào cũng giống như chim họa mi không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần rộng rãi cho chim bay nhảy thoải mái. Nếu chọn lồng nuôi quá nhỏ, hẹp chào mào không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con.

    Dụng cụ trong chuồng:

    Trong lồng nuôi chào mào nhất định phải có cầu cho chào mào. Nên chọn loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh. Chân không được bám vững. Nhiều người thường dùng cầu cong, uốn lượn, điều này là không nên như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra dị tật cho chân chim.

    [​IMG]

    Bài viết nên xem: NGUYÊN NHÂN CHÀO MÀO BỊ RỤNG LÔNG ĐUÔI

    Thức ăn cho chào mào:

    Chào mào là loài chủ yếu ăn trái cây nhưng nếu trong môi trường nuôi dưỡng người nuôi có thể cho ăn thêm cám bán sẵn. Cho chào ăn trái cây như chuối, táo, nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu về liều lượngg 1 tuần nên cho chim ăn ít nhất 3 ngày ăn trái cây. Ngoài ra chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc.

    Đối với côn trùng như cào cào non sẽ có một số con thích ăn nhưng có con không thích, không ăn, vì vậy phải tập cho chim ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng. Tập cho ăn cào cào bằng cách vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5 – 7 con là vừa.

    Lưu ý: Không nên cho chào mào ăn dế, dế hăng không hợp với chào mào. Bạn cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.

    Giữ ấm cho chào mào

    Thân nhiệt của chim cao rất nhiều so với con người nên nó có thể chịu được sự giá rét mà không cần đến “lửa hồng, chăn ấm” như loài người.

    Chào mào là loài chim sinh sống cố định theo vùng miền, không có sải cánh bay xa như cò, sếu… nên khả năng di cư khi mùa đông đến là rất ít, nên vấn đề bám trụ ở đó và vượt qua mùa đông là chuyện thường thấy. Để giữ ấm cho chào mào cần treo chim ở nơi kín, không có gió lộng hoặc trùm một nửa áo lồng.

    Nước uống:

    Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 3 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu chim ỉa vào là phải đem ra thay ngay.

    Hướng dẫn cách tắm cho chào mào đúng cách:

    Để tắm cho chào mào cần có một cái lồng tắm, một máng nưổc để chim tắm, một cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt cây cầu đó vào lồng cố định hẳn.

    Bước 1: Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10 giò 30 phút đến 12 giờ trưa vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.

    Bước 2: Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và không tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.

    Bước 3: Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người, và sau vài lần rũ lông chim sẽ nhảy vào máng để tắm.

    Bước 4: Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.

    Bước 5: Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng.

    Chào mào trong thời gian thay lông phải chăm sóc như nào?

    Từ tháng 8-11 dương lịch là thời gian chào mào thay lông nhưng cũng có những trường hợp thay lông trái mùa, thay lông sớm, muộn do thay đổi môi trường sống, thức ăn, khí hậu…

    Dấu hiệu nhận biết chào mào thay lông:

    Bộ lông cũ có dấu hiệu khô, xơ, khi tắm hoặc dính mưa bộ lông này ướt rất nhanh.Tiếp đến là một vài cọng lông cánh, đuôi, hoặc lông ức rụng xuống. Có những con rụng lông đuôi đầu tiên, cũng có con rụng một vài lông ức… tùy theo thể trạng, tính chất từng con. Chim rỉa lông, rỉa cánh nhiều hơn, bởi đây là lúc lông mới kích thích ra và lông cũ sắp rụng khiến chim bị ngứa và khó chịu.

    Đây là lúc chim xuống sức người nuôi cần tập trung cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình này.

    Lông chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và một phần canxi, bỏi thế để chú chú chim có được bộ lông đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rụng xuống báo hiệu quá trình thay lông đã tới nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào, trứng kiến và hoa quả.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này