Stress - tác nhân gây rụng tóc ít ai ngờ tới

Thảo luận trong 'Các loại dịch vụ khác' bắt đầu bởi tuanqb90, 27 Tháng mười một 2018.

  1. tuanqb90

    tuanqb90 Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    1
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Không những gây đau đầu, mất ngủ, khó tập trung và một số bệnh lý mãn tính, stress còn là “sát thủ thầm lặng” của bệnh rụng tóc gây nhiều mặc cảm, tự ti ở cả nam lẫn nữ.

    Tại sao stress gây rụng tóc?

    Để hiểu cơ chế stress tác động thế nào vào cơ thể và khiến tóc rụng, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu các giai đoạn mà một sợi tóc bình thường sẽ trải qua:
    • Giai đoạn mọc (anagen), kéo dài từ 2-6 năm, các tế bào mầm tóc sẽ được thần kinh nội tiết điều khiển, biệt hóa thành các bộ phận của tóc và mọc dần ra ngoài da đầu. Có đến 85-95% tóc ở giai đoạn anagen.

    • Giai đoạn ngưng (catagen), kéo dài khoảng 3 tuần, tóc ngưng phát triển, bắt đầu teo dần và tách khỏi nhú bì.

    • Giai đoạn nghỉ/chờ rụng (telogen), kéo dài khoảng 3 tháng, sợi tóc bị đẩy lên khỏi phình tóc, rụng đi và chuẩn bị khởi động một chu kỳ mọc tóc mới.

    Xét theo từng sợi tóc, 3 giai đoạn này diễn ra liên tục. Nhưng nếu xét cả mái đầu, các giai đoạn không xảy ra đồng thời giữa tất cả các sợi tóc (tức cùng một thời điểm, có sợi đang ở giai đoạn mọc, có sợi lại đang chuẩn bị rụng đi). Do đó, trong trường hợp sinh lý bình thường, lượng tóc trên da đầu hầu như không thay đổi.

    Khi phải đối mặt với stress trong 1 thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến giai đoạn mọc (anagen) bị rút ngắn, giai đoạn chờ rụng (telogen) đến nhanh. Lúc này, tóc cũ đã rụng mà tóc mới thì chưa kịp mọc dẫn đến tóc thưa, yếu, thậm chí nguy cơ hói đầu và tóc bị bạc sớm.

    Một nghiên cứu được thực hiện ở những con khỉ cho thấy, rụng tóc xảy ra cao hơn ở những con vật thí nghiệm có mức cortisol cao (cortisol là một nội tiết tố được tiết ra khi bị stress).

    Nguyên nhân gây stress ở mỗi giới thường có sự khác nhau. Với nam giới, đó là áp lực khi phải chứng tỏ sự nghiệp, khi là trụ cột gia đình, là bờ vai vững chắc cho những người phụ nữ thân yêu, thậm chí phải khó xử khi đứng giữa cuộc chiến mẹ chồng - nàng dâu... Trong khi đó, phụ nữ thường áp lực ở những khía cạnh khác: chuyện chăm sóc con cái, các khoản chi tiêu, dung hòa 2 bên nội - ngoại, đặc biệt họ còn dễ bị thay đổi tâm trạng mỗi lúc nội tiết thay đổi (lúc tới chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở…)

    [​IMG]

    Áp lực công việc, gia đình, xã hội đè nặng lên cả 2 giới

    Theo nghiên cứu, nam giới thường phải đối mặt với nhiều stress hơn nữ giới. Do đó, cũng không có gì là lạ khi tỷ lệ cánh mày râu bị rụng tóc nhiều gấp 3 lần so với phái đẹp.

    Bớt căng thẳng, giảm tóc rụng

    Để ngăn rụng tóc do stress, việc giảm đến tối đa những căng thẳng không cần thiết là hết sức quan trọng. Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, rũ bớt những áp lực trong cuộc sống và từ đó, tóc cũng mọc khỏe hơn.
    • Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày
    Thiếu ngủ có thể khiến tình trạng căng thẳng trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và cả tâm trạng tổng thể. Nên tập thói quen đi ngủ sớm, đều đặn mỗi ngày và ngủ đủ 7- 8 tiếng.

    Tránh dùng điện thoại, máy tính, ăn uống quá no trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách hoặc tắm nước ấm trước khi lên giường.
    • Ăn uống đủ chất
    Ăn uống đủ 3 bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất sẽ vừa giúp cơ thể được bổ sung năng lượng, giảm căng thẳng, vừa giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào mầm tóc. Tránh ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ… vì chúng sẽ kích thích tuyến bã hoạt động nhiều, chân tóc dễ bị bít tắc, tóc dễ rụng hơn.
    • Tập luyện những môn thể thao yêu thích
    Lựa chọn những bài tập vừa sức, hợp với sở thích (như đi bộ, tập gym, yoga, bơi lội…) có tác dụng hiệu quả để xoa dịu tinh thần. Theo các nghiên cứu, khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone endorphin (còn được gọi là hormone hạnh phúc) giúp thư giãn tinh thần, tâm trạng được thư thái hơn.
    • Suy nghĩ tích cực
    Đối diện với các căng thẳng, áp lực, bạn không nên suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực, không có lối thoát. Thay vào đó, tiếp nhận sự việc bằng một thái độ tích cực và lạc quan sẽ giúp bạn “đối phó” với stress một cách hiệu quả. Theo các nhà tâm lý học, suy nghĩ tích cực sẽ làm giảm ảnh hưởng của các hormone căng thẳng đối với cơ thể và cho phép cơ thể tận dụng khả năng tự chữa lành vốn có.

    Thông tin được cập nhật từ QIK Hair
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này