Novaland gia nhập thị trường chứng khoán, bất động sản niêm yết khác ra sao

Thảo luận trong 'Bất động sản Khác' bắt đầu bởi Min Đặng, 8 Tháng tám 2017.

  1. Min Đặng

    Min Đặng Member Thành viên

    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Khi có thông tin về Novaland gia nhập thị trường chứng khoán, đã có nhiều người đặt câu hỏi bất động sản niêm yết khác ra sao? Vì thế bài viết dưới đây xin chia sẻ thực trạng của các doanh nghiệp bất động sản khác trước bối cảnh này.
    Lợi nhuận toàn ngành bất động sản năm 2016 tăng gần 20%
    Theo dữ liệu báo cáo tài chính của Vietstock đã có 52/55 doanh nghiệp bất động sản công bố niêm yết. Trong đó có 46 doanh nghiệp báo lãi và 6 doanh nghiệp báo lỗ. Tổng lợi nhuận toàn ngành đạt gần 8,555 tỷ đồng, tăng trưởng gần 20% so với năm 2015. Đáng chú ý là có sự thay đổi lớn về vị trí quán quân lợi nhuận trong ngành của năm vừa qua. Theo đó, không lâu sau khi lên sàn gia dịch, Novaland đã cống bố kết quả lãi ròng năm 2016 gầng 1,662 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2015 và trở thành doanh nghiệp BĐS niêm yết có lợi nhuận 2016 cao nhất.

    Tuy nhiên, con số ấn tượng mà Novaland đạt được là có sự đóng góp lớn từ việc đánh giá lại các khoản đầu tư bởi doanh thu chính từ bất động sản chỉ tăng hơn 10%. Cụ thể, có thể thấy, vào tháng 9 năm 2015, Tập đoàn đã mua lại 99,91% lợi ích vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH BĐS Khải Hưng, theo đó đã nắm giữ 50% vốn chủ sở hữu thế kỉ 21 với giá phí lần đầu tương đương với 1,341 tỷ đồng. Đến đầu năm 2016, Khải Hưng lại tiến hành mua thêm 82,46% lợi ích vốn chủ sở hữu thế kỉ 21, như vậy Novaland đã nâng tỷ lệ nắm giữ của công ty này lên 82,46%, ứng với mức giá phí lần hai là 2,608 tỷ đồng.
    Nếu xét về doanh thu, Vingroup (VIC) vẫn cho thấy mình là cánh chim đầu đàn trong ngành với giá trị hơn 58,500 tỷ đồng trong năm 2016, tăng gần 72%. Vingroup cho biết: Doanh thu tăng ở tất cả các thương hiệu mà công ty sở hữu, từ Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinschool, Vinmec, VinMart, Vinmart+ đến VinPro. Lợi nhuận sau thuế của VIC đạt 3,505 tỷ đồng, gấp hơn 2.3 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng của công ty mẹ ghi nhận gần 1,554 tỷ đồng, tăng 28%.
    Cũng phải nói thêm rằng, nếu trước đây “sân chơi” lãi hàng ngàn tỷ chỉ có mỗi VIC thì đến nay đã có thêm NoVaLand, dự báo cuộc đua sắp tới sẽ hết sức gay cấn, đặc biệt khi mà cả hai ông lớn này điều tập trung vào phân khúc BĐS cao cấp. Một tên tuổi mới khác cũng đang cho thấy sẽ là ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua lợi nhuận trong ngành đó là Tập đoàn FLC (FLC) - cũng là đơn vị hoạt động trong phân khúc bất động sản cao cấp (nghỉ dưỡng). Cả năm 2016, FLC đạt tổng doanh thu 6,348 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015 và tương đương 91% kế hoạch năm; lãi trước thuế ghi nhận 1,293 tỷ đồng, tăng trưởng 9% và vượt 8% chỉ tiêu đề ra; lãi ròng đạt hơn 987 tỷ đồng, tăng trưởng 9%. Đặc biệt, đây cũng là năm thứ tám liên tục FLC có lợi nhuận tăng trưởng kể từ năm 2009 với tốc độc tăng trưởng bình quân hơn 230%.

    Song, nói vậy không có nghĩa là không có doanh nghiệp nào trong phân khúc trung và thấp lọt vào top 10 doanh nghiệp BĐS có lợi nhuận lớn nhất năm 2016. Điển hình như Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG), đơn vị được biết đến là dẫn đầu trong phân khúc nhà ở vừa túi tiền. Tổng kết cả năm 2016, NLG đạt doanh thu thuần 2,533.8 tỷ đồng, gấp đôi so với kết quả trong năm trước và đạt 79% kế hoạch năm. Lãi ròng cả năm đạt 345 tỷ đồng, tăng trưởng 67% so với năm 2015. Ngoài ra, đây cũng là năm thứ tư liên tiếp NLG có kết quả kinh doanh tăng trưởng đều với tốc độc bình quân hơn 170%.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này