Nguồn switching là gì Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn xung

Thảo luận trong 'Điện Tử - Điện Lạnh - Điện Gia Dụng' bắt đầu bởi Vietnic, 25 Tháng bảy 2018.

  1. Vietnic

    Vietnic Member Thành viên

    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Do tính ưu việt của nguồn switching nên nó được sử dụng nhiều trong lĩnh vực Led quảng cáo. Vậy nguồn switching là gì? Cấu tạo của nó như thế nào và hoạt động ra sao?Hôm nay, tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên. Bạn theo dõi nhé!

    Nguồn switching là gì?
    Nguồn switching hay thường gọi là nguồn xung hay nguồn tổ ong là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung.

    Cấu tạo của một bộ nguồn xung
    Dưới đây là những linh kiện điện tử cấu thành một bộ nguồn xung.

    · Biến áp xung

    · Cầu chì của nguồn xung

    · Cuộn lọc nhiễu, tụ nguồn sơ cấp, diode chỉnh lưu

    · Sò công suất (MOSFET) của nguồn xung

    · Tụ lọc nguồn thứ cấp của nguồn xung

    · IC quang và ICTL431

    Nguyên lý hoạt động của nguồn xung

    [​IMG]
    Theo như sơ đồ này, nguồn xung sẽ hoạt động như sau:

    (1) Đầu tiên điện áp đầu vào(từ 80V cho đến 220V) sẽ xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu rồi vào đi ốt chỉnh lưu thành điện một chiều với điện áp từ khoảng 130 -300V( tùy từng điện áp AC đầu vào) trên tụ lọc nguồn sơ cấp.

    (2) Tụ lọc nguồn sơ cấp có nhiệm vụ tích năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung hoạt động.

    (3) Bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử tạo ra các xung cao tần, xung cao tần thông qua khối chuyển mạch bán dẫn cấp điện cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.

    (4) Nguồn điện sau khi đi qua cuộn đến cuộn thứ cấp của biến áp xung, ở đó sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ. Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở một điện áp nhất định như 3.3V, 5V, 9V, 12V, 15V, 18V, 24V nhờ mạch ổn áp.

    Song song với quá trình này, mạch hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động nhằm khống chế sao cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn.

    Ưu, nhược điểm của nguồn switching
    Ưu điểm của nguồn xung
    Giá thành rẻ, gọn, nhẹ dễ tích hợp cho những thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao.

    Nhược điểm của nguồn xung
    + Chế tạo đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết kế phức tạp.

    + Việc sửa chữa cũng khó khăn cho những người mới học.

    + Tuổi thọ của nguồn xung thường không cao

    Qua bài chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về nguồn Switching rồi. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn. Nếu bạn có hứng thú, muốn tìm hiểu rõ hơn về nguồn switching, bạn có thể tham khảo bài viết “Nguồn switching là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn xung”.

    Chúc bạn thành công!
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này