Nền móng yếu xây nhà đẹp cũng vô nghĩa

Thảo luận trong 'Bất động sản Khác' bắt đầu bởi Duy Hua, 8 Tháng tư 2016.

  1. Duy Hua

    Duy Hua Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Nền nhà bị lún sụp, nhà nút toác tại nách tường, nách cửa đi, hay tai họa hơn là hiện tượng trôi móng dẫn đến sập nhà là những mối hiểm họa có thể nhìn thấy trước từ việc xây dựng nhà trên một nên nền móng yêu ớt. Vì vậy để xây nhà đẹp, chủ nhà cần tìm hiểu thêm về đất nền trước khi thi công xây dựng nhà.

    Thông thường khi xây nhà, chủ nhà sẽ quan tâm tới việc cần sử dụng vật liệu gì, giá vật liệu, màu sắc nhà, loại rèm cửa... mà bản thân lại ít có sự quan tâm và đầu tư nhiều cho nền móng nhà. Sẽ như thế nào khi môt căn nhà thật đẹp vừa được xây xong lại bị nghiêng, lún... Vậy nền móng là gì và có những loại móng nào?



    [​IMG]



    Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước, nhà ở, villa, nhà phố...) có chức năng trực tiếp chịu tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.



    Các loại móng nhà:

    Móng của công trình giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ theo tính chất của khu đất và tuỳ thuộc vào độ cao, tải trọng của công trình bên trên. Khi công trình nằm trên khu đất mềm hoặc khi công trình có một độ cao nhất định thì nền móng phải có hình dạng to ngang và sâu để phần diện tích tiếp xúc với đất được nhiều.

    Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu). Tuy nhiên, đối với những công trình cao tầng như chung cư hay các loại cao ốc thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ việc thiết kế đến thi công.

    – Móng tự nhiên: Là các loại móng đã được hình thành trong tự nhiên mà không cần phải tác động, đào bới, gia cố, bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình; do công trình năm trên địa điểm có đất cứng, rắn chắc hoặc các loại công trình đơn sơ (nhà tranh, nhà lá, nhà sàn, lều...), móng không phải chịu nhiều tải trọng.

    – Móng đơn: là móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

    – Móng băng: có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 3m, một số trường hợp có thể sâu 5m, dùng dể dỡ tường hoặc hàng cột.

    – Móng bè: trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

    – Móng cọc: Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông.

    Dưới dây là một số hình ảnh sập nhà, nhà nghiêng do sơ xuất trong việc xây dựng nền móng công trình.

    [​IMG]

    [​IMG]



    Khi xây dựng móng, tùy theo tính chất của tòa nhà, công trình mà có những bước, quy chuẩn khác nhau, tuy nhiên có một số những công đoạn chính khi xây móng là:

    1 - Khảo sát địa chất công trình

    Việc khảo sát địa chất công trình là khâu quan trọng, mấu chốt. Trước tiên phải nghiên cứu lịch sử thành tạo địa chất và điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng, tham khảo những tài liệu đã có tại khu vực sẽ xây dựng công trình và những công trình lân cận. Xác định số lượng, vị trí và chiều sâu các điểm khảo sát cùng với phương pháp khảo sát.

    Về khối lượng công tác khảo sát phải bao quát toàn bộ diện tích xây dựng công trình, các hạng mục nhỏ đến đâu thì số điểm khảo sát tối thiểu cũng không được ít hơn 3. Về vị trí các điểm khảo sát thì phải bố trí theo chu vi móng và một số điểm ở ngay giữa công trình để thiết lập được các mặt cắt địa chất. Về chiều sâu các điểm khảo sát, phải vượt qua tầng chịu nén Ha. Thông thường đối với móng cọc, chiều sâu các hố khoan và các hố xuyên phải vượt qua đầu mũi cọc dự kiến từ 7,5m đến 10 m, như vậy mới đủ số liệu địa chất để thiết kế cọc và tính lún cho móng cọc. Cần xác định mực nước dưới đất theo mùa và tính chất ăn mòn đối với bêtông. Đặc biệt đối với nền móng các công trình lân cận cần tiến hành quan sát đo vẽ, chụp ảnh.

    2 - Thiết kế

    Thông thường, đối với nhà cao tầng thường dùng móng cọc khoan nhồi. đường kính cọc phổ biến từ 0,8m đến 1,4m, hay dùng nhất là loại cọc ð 1m và ð 1,2m. Đối với nhà có chiều cao trên 30 tầng, thì dùng móng cọc Barét. Đầu cọc phải cắm vào tầng đất tốt. Đài cọc phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 2 lần đường kính cọc khoan nhồi hoặc 2 lần chiều rộng cọc Barét. Ngoài việc tính toán sức chịu tải của cọc bằng lý thuyết dựa vào kết quả khảo sát địa chất công trình, còn phải thí nghiệm sức chịu tải của cọc tại hiện trường như nén tỉnh cọc hoặc phương pháp Osterberg khi sức chịu tải của cọc rất lớn.

    Nếu dùng tường trong đất, thì đây là kết cấu vĩnh viễn. Tường trong đất là loại kết cấu bê tông cốt thép có chiều dày từ 60 cm đến 1,5m (tường tầng hầm nhà cao tầng thường dùng loại chiều dày từ 60 cm đến 1 m tuỳ yêu cầu cụ thể, có chiều sâu đến vài chục mét. Tường trong đất phải chống được vào tầng đất loại sét có trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng hoặc cứng

    3 - Thi công

    Để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng đặc biệt là tầng hàm nhà cao tầng. Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, đặc biệt là việc bảo vệ hố đào sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Chủ đầu tư nên thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Nên điều tra, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp hiệu quả. Phải quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.

    Nền móng vững chắc tạo nên sự an tâm cho chủ nhà, việc xây nhà đẹp sẽ dễ dàng hơn, nách tường không bị nút, sơn không bị bung tróc, tránh được các rủi ro xấu nhất có thể xẩy ra. Ngoài ra nền móng vững chắc còn là một yếu tố quan trọng thể hiện đẳng cấp của ngôi nhà.

    Công ty Cổ Phần GeoMaps

    Địa chỉ: 778K/3 Nguyễn Kiệm, P4, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM

    Điện thoại: 090 979 6118 - Email: [email protected]
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này