Miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Các loại dịch vụ khác' bắt đầu bởi wphoabinh, 27 Tháng sáu 2018.

  1. wphoabinh

    wphoabinh Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    1
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người nước ngoài được miễn Giấy phép lao động. Tức là, họ không cần phải làm giấy phép lao động trong suốt thời gian làm việc tại Việt Nam. Sau đây là các điều kiện để được miễn Giấy phép lao động:

    I. Miễn Giấy phép lao động theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP

    Người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động số 10/2012/Qh13. Cụ thể:
    – Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
    – Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
    – Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
    – Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
    – Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
    II. Miễn giấy phép lao động theo diện di chuyển nội bộ và các trường hợp khác

    1. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
    thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;
    Bộ Công Thương hướng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên.
    2. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật

    hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
    3. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép

    hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
    4. Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài

    được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
    5. Tình nguyện viên:

    Người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
    6. Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học

    tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;
    Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
    7. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế

    mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật.
    Cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương phải có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động về việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện thỏa thuận quốc tế mà các cơ quan, tổ chức này đã ký kết.
    8. Các trường hợp khác

    do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
    III. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

    1. Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
    2. Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;
    3. Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
    4. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    * Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc. Về vấn đề liên quan đến giấy phép lao động tại Việt Nam. Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0904 677 628 hoặc 0911 024 628.

    Công ty TNHH Tư vấn Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoà Bình

    Địa chỉ: Tầng 5, 559 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

    Liên hệ 0904 677 628 hoặc 0911 024

    Nguồn: workpermit.vn
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này