Lễ dạm ngõ ở miền Nam và miền bắc

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi callaryvn, 23 Tháng chín 2017.

  1. callaryvn

    callaryvn Member Thành viên

    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Theo nghi thức cưới hỏi đã được giản lược, lễ dạm ngõ được coi là một trong 3 lễ quan trọng. Và theo mỗi cách sống và phong tục mỗi vùng miền khác nhau thì lễ dặm ngõ cũng có những điều khác nhau thú vị. Cùng Claris tìm hiểu các điều thú vị đó nhé.

    [​IMG]

    Lễ dạm ngõ ở miền Nam

    Lễ dạm ngõ miền Nam còn được gọi là đám nói, lễ đi nói, tức là dịp gặp gỡ chính thức giữa phụ huynh của hai nhà để bàn bạc về chuyện hôn sự cho các con của mình. Lễ dạm ngõ cũng là một hình thức cho thấy cha mẹ chàng trai chấp nhận, trân trọng cô gái mà con họ yêu, muốn đến gia đình nhà gái để xin cô gái về làm dâu. Quan niệm của người Việt vốn tôn trọng việc “danh chính ngôn thuận”, nên lễ dạm ngõ cũng chính là sự công nhận mối quan hệ của hai bạn trẻ từ hai gia đình.

    Về lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Nam cũng không phức tạp, chỉ cần cặp rượu, trà được gói giấy kính đỏ trang trọng, mâm trái cây và khay trầu cau, nếu chi tiết thì có thể têm trầu cánh phượng. Với những gia đình mà nhà gái, nhà trai đều thoải mái, không nặng chuyện lễ vật, nhà trai chỉ cần có khay trầu cau và chai rượu cũng đã coi như đủ lễ. Chính vì thế lễ dạm ngõ miền Nam còn được nhiều người gọi bằng cái tên lễ bỏ rượu.

    Nhà hàng tiệc cưới quận 3


    Thành phần tham dự buổi lễ này gồm cha mẹ hai bên cùng một số họ hàng, người có uy tín trong dòng họ cùng đôi trẻ. Đây được coi là buổi gặp gỡ chính thức của hai nhà, nên phần chính của buổi lễ là người lớn hai nhà nói chuyện, bàn bạc chuyện hôn nhân cho các con. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu trong lễ dạm ngõ lý do đến nhà gái, xin phép để tổ chức lễ cưới cho hai con. Nhà trai trao lễ vật, nhà gái tiếp nhận và sắp xếp lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho phép đôi trẻ thắp nhang để xin sự chứng kiến và cho phép của tổ tiên.

    Lễ dạm ngõ ở miền Trung

    Lễ dạm ngõ miền Trung còn hay được gọi là lễ đi nói, tùy theo quan niệm và nề nếp từng gia đình mà việc chuẩn bị cầu kỳ hay đơn giản. Cơ bản, buổi lễ dạm ngõ là dịp chính thức cha mẹ hai bên gặp gỡ, chuyện trò để hợp thức hóa tình cảm của hai con nên phạm vi buổi lễ chỉ trong gia đình.

    Nếu như lễ vật dạm ngõ theo phong tục miền Bắc phải có đôi trà, cặp rượu, trái cây, trầu cau… thì với lễ dạm ngõ miền Trung, nhà trai chỉ cần chuẩn bị khay trầu cau và một chai rượu đến nhà gái và đặt vấn đề hôn nhân cho đôi trẻ.

    Thời gian tổ chức lễ dạm ngõ cũng không bị gò bó theo quy tắc nào, thường thì hai gia đình sẽ thỏa thuận với nhau khoảng thời gian thuận tiện cho đôi bên, vốn hay rơi vào cuối tuần. Đại diện nhà trai bao gồm cha mẹ chú rể, người đại diện gia đình (một người lớn tuổi trong gia đình, dòng họ có uy tín và được kính trọng), cùng người thân trong nhà. Với những gia đình ít người, hoặc có hoàn cảnh đặc biệt thì chỉ cần một người lớn vốn có tiếng nói trong gia đình, đi cùng chú rể tương lai đến nhà gái là được.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này