Khả năng dễ bị tổn thương nhất khi thị trường BĐS bất ổn

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi duseovntop, 5 Tháng một 2023.

  1. duseovntop

    duseovntop Member Thành viên

    Bài viết:
    1,050
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Khả năng dễ bị tổn thương nhất khi thị trường BĐS bất ổn Khả năng ước tính được xác suất cho một cú sốc - ví dụ sự tụt dốc giá bất động sản - phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng là Dự án đất nền Đức Giang Bảo Lộc tần suất xảy ra các cú sốc và mức độ cạnh tranh trên thị trường. [​IMG] Về tần suất xảy ra các cú sốc, nếu một cú sốc nào đó xảy ra với tần suất cao thì đó thường không phải là nguồn gây ra rủi ro mất thanh khoản cho ngân hàng vì ngân hàng đó có thể ước tính được mức độ rủi ro này với một mức độ đáng tin cậy lớn, và từ đó có những biện pháp đối phó hữu hiệu. Ví dụ , rủi ro mất khả năng chi trả ở các khoản vay thẻ tín dụng và vay mua ô tô là những rủi ro thường xảy ra và vì thế ngân hàng có đủ kiến thức, kinh nghiệm và động cơ để tính đủ giá và phí cho những khoản vay này cũng như trích đủ dự phòng để giảm thiểu tác động khi xảy ra thiệt hại. Ngược lại, câu chuyện sẽ khác đi nếu những cú sốc xảy ra không thường xuyên với xác suất không chắc chắn. Khi thời gian trôi đi, người ta có xu hướng đánh giá thấp đi xác suất xảy ra các cú sốc có tần suất thấp, ngay cả khi xác suất đó không đổi hoặc thậm chí đã tăng lên. Trong trường hợp như vậy, ngân hàng sẽ có xu hướng cho vay nhiều hơn so với trạng thái vốn của nó cho phép, và cả hệ thống ngân hàng trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi một thảm họa nào đó. Đây là cả một quá trình âm thầm và có thể đẩy cả hệ thống ngân hàng vào thảm họa mà không một ai nhận ra mình đã tăng mức phơi nhiễm với rủi ro. Tính dễ mắc phải căn bệnh này thường tự tăng tiến bởi một số yếu tố mang tính thể chế. Ví dụ, hệ thống kế toán quản trị có thể vô tình khuyến khích các hoạt động thuộc nhóm có các cơn sốc tần suất thấp. Mặc dù các thông lệ kế toán chuẩn mực phát huy tác dụng tốt trong việc giám sát, định giá và trích lập dự phòng cho các cơn sốc thuộc nhóm có tần suất cao, chúng lại không có mấy tác dụng trong việc kiểm soát mức phơi nhiễm đối với các cơn sốc thuộc nhóm có tần suất thấp, vì chúng xảy ra ít đến độ chúng hiếm khi được phản ánh trong giai đoạn báo cáo. Cụ thể hơn, do trong những năm báo cáo trước đó không có/bao gồm kết quả xấu do một cơn sốc (thuộc nhóm có tần suất thấp) xảy ra được ghi nhận dưới dạng các dữ liệu kế toán nên dẫn đến xu hướng là phí bảo hiểm mất khả năng thanh toán và quỹ dự phòng ngày càng bị tính thấp đi. Hơn nữa, trong trường hợp không có trích dự phòng thích đáng cho những khoản thiệt hại tiềm năng, các hành động thuộc nhóm có cơn sốc tần suất thấp sẽ tỏ ra có tính sinh lợi cao. Ảo giác về tính sinh lợi cao này lại tạo ra thêm những vấn đề khác. Nếu lương và thưởng của nhân viên ngân hàng được tính dựa trên lợi nhuận báo cáo ngắn hạn (không được điều chỉnh theo quỹ dự phòng cho các cơn sốc), thì nhân viên đó - là người ở vị trí thuận lợi nhất đánh giá được các hiểm họa - sẽ có lợi, và do đó, phớt lờ các hiểm họa này. Về mức độ cạnh tranh, trong các thị trường cạnh tranh cao độ, đối với những ngân hàng không bị mắc phải căn bệnh xem nhẹ khả năng xảy ra sốc, sẽ rất khó cho họ tính đúng và đủ phí và lãi suất cho vay các khoản vay dựa trên xác suất xảy ra sốc trong khi các ngân hàng khác (mắc căn bệnh này) định giá và phí dựa trên nhận thức (sai lầm) rằng xác suất xảy ra sốc là bằng 0. Thêm nữa, trong thị trường cạnh tranh, khi có một ngân hàng nào đó đang hưởng mức lợi nhuận lớn hơn trung bình (nhờ vào việc không tính dự phòng cho sốc trong tương lai), các ngân hàng khác sẽ bị hấp dẫn và nhảy vào với hành động tương tự, làm suy giảm mức lợi nhuận mà ngân hàng kia được hưởng. Điều này buộc ngân hàng kia phải phản ứng bằng cách tăng cường các khoản cho vay rủi ro. Bởi thế, có thể nói sự cạnh tranh làm cho ngân hàng ngày càng dễ tổn thương khi có một cơn sốc lớn, ví dụ như tụt dốc giá bất động sản, xảy ra. Một khi cơn sốc xảy ra thì căn bệnh xem nhẹ khả năng xảy ra sốc lại dễ dàng biến thành căn bệnh ngược lại, phóng đại khả năng xảy ra sốc theo nguyên lý "con chim bị tên nhìn thấy cành cong cũng sợ". Lúc này các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và tăng phí bảo hiểm mất khả năng thanh toán trong bối cảnh (họ tin rằng) xác suất xảy ra sốc đã tăng lên. Sự sụt giảm đột ngột nguồn tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ làm tăng thêm áp lực giảm giá bất động sản. Sụt giảm tín dụng cũng xảy ra tương tự trên các thị trường khác khi ngân hàng cố gắng tăng dự trữ và vốn để đối phó với rủi ro mất thanh khoản tăng lên. Cơ quan quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng, là NHNN trong trường hợp này, có thể cũng đã bị nhiễm căn bệnh xem nhẹ khả năng xảy ra sốc; do đó, cũng hoàn toàn có thể đã bị nhiễm căn bệnh phóng đại khả năng xảy ra sốc. Bằng chứng là ngay cả trong báo cáo hoạt động cuối năm 2010 (1), NHNN vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng dư nợ bất động sản 23,5% so với năm 2009 "là điều có thể chấp nhận được", và rằng chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực này "cũng được đảm bảo". Nhưng thông điệp mà NHNN phát ra từ đầu năm nay cho đến bây giờ dường như ngày càng ở thái cực ngược lại. Trên hết, điều đáng nói ở đây là trong bối cảnh (họ tin rằng) xác suất xảy ra sốc đã tăng NHNN có thể sẽ tăng cường bảo vệ hệ thống ngân hàng bằng cách kiên quyết áp dụng tỷ lệ vốn tối thiểu cao hơn và tỷ lệ trích quỹ dự phòng cao hơn cho những khoản thiệt hại tiềm năng (và trên thực tế điều này đã xảy ra với việc NHNN áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng lên tới 250% cho bất động sản thay vì 50% cho vay tiêu dùng). Điều này làm khó thêm thị trường bất động sản nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung, tương tự như phân tích ở đoạn trên.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này