Giới thiệu về layout trong android

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi hongson1992, 3 Tháng sáu 2016.

  1. hongson1992

    hongson1992 VIP Members Thành Viên VIP Thành viên

    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    2
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Layout là một thành phần không thể thiếu trong khóa học lập trình android . Layout là nơi biểu diễn các control lên giao diện và mỗi layout có một cách biểu diễn khác nhau, vì vậy với mỗi cấu trúc giao diện khác nhau ta nên chọn layout cho phù hợp. Sau đây tôi sẽ giới thiệu một số layout cơ bản cho các bạn thiết kế giao diện.

    – FrameLayout.

    – LinearLayout.

    – TableLayout.

    – GridLayout.

    – RelativeLayout.

    [​IMG]
    Sau đây mình sẽ giới thiệu một số layout hay được các nhà thiết kế sử dụng.​

    FrameLayout

    Là loại layout cơ bản nhất, nó sẽ được dùng nhiều khi ta sử dụng vẽ giao diện nâng cao sau này. Khi ta kéo các control vào thì mặc định các control sẽ nằm ở vị trí trên cùng bên trái. Các control khi được kéo vào framelayout sẽ bị đè lên nhau, control sau sẽ đè lên control trước. Cách duy nhất để căn các control vào giữa là sử dụng thuộc tính android:layout_gravity=”center”.Các bạn có thể tham khảo đoạn XML sau để hiểu thêm về framelayout.


    [​IMG]
    Layout android

    Xem thêm: Khóa học lập trình ios ở đâu tốt?

    LinearLayout

    Layout này cho phép chúng ta vẽ giao diện theo 2 hướng, từ trái qua phải hoặc từ trên xuống dưới.Để xét chiều cho các control trong layout ta sử dụng thuộc tính orientation.

    – Android:eek:rientation=”horizontal” : Xếp các control từ trái sang phải (theo cột).

    – Android:eek:rientation=”vertical” : Xếp các control từ trên xuống dưới (theo hàng).

    Với những giao diện có độ phức tạp vừa phải thì dung LinearLayout là rất hiệu quả, rất thuận tiện trong thiết kế và đi bảo trì ứng dụng sau này. Sau đây là đoạn XML demo cách sử dụng layout này.

    + vertical

    [​IMG]

    Layout android
    + horizontal

    [​IMG]
    Layout android

    RelativeLayout

    Layout này cho phép chúng ta sắp xếp các control theo vị trí tương đối giữa các control khác kể cả control chứa nó. Khi gặp những layout có độ phức tạp cao, có nhiều giao diện nhỏ thì sử dụng RelativeLayout là lựa chọn tốt nhất. Một vài chú ý khi sử dụng layout này:

    – Các control đều có id riêng, việc đặt tên id phải rõ rang dễ hiểu.

    – Các control được sắp xếp dựa vào id của các control khác.

    – Các control có sự ràng buộc và tương tác với nhau nên khi thay đổi một control sẽ làm thay đổi vị trí của mọi control khác. Vì vậy rất khó trong việc bảo trì nếu giao diện quá phức tạp.Các bạn có thể tham khảo đoạn XML demo sau:

    [​IMG]
    Layout android
    Ở đây mình giải thích một số thuộc tính:

    – toRightOf : Control đang xét đứng ở phía bên phải của control nào đó.

    – marginLeft: Control đang xét cách control bên trái 1 khoảng bao nhiêu, tương tự với marginRight, marginTop, marginBottom.

    – layout_below : Control đang xét đứng ở phía dưới của control nào đó.

    Tôi vừa giới thiệu một số layout cơ bản, các bạn có thể tham khảo bài thực hành vẽ layout, chúc các bạn thành công!

    Gợi ý xem thêm:
    • Tìm hiểu về khóa học lập trình game unity
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười một 2017
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này