Cùng tìm hiểu 6 loại khí độc và phòng tránh chúng

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi seotot06@, 14 Tháng ba 2018.

  1. seotot06@

    seotot06@ Member Thành viên

    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - 1. Khí NOx (các oxit nitơ):



    - Tác hại: Oxit nitơ có nhiều dạng, do nitơ có 5 hoá trị từ 1 đến 5. Do ôxy hoá không hoàn toàn nên nhiều dạng oxit nitơ có hoá trị khác nhau hay đi cùng nhau, được gọi chung là NOx. Có độc tính cao nhất là NO2 , khi chỉ tiếp xúc trong vài phút với nồng độ NO2 trong không khí 5 phần triệu đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi, tiếp xúc vài giờ với không khí có nồng độ NO2 khoảng 15-20 phần triệu có thể gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan; nồng độ NO2 trong không khí 1% có thể gây tử vong trong vài phút.


    2. Các khí VOCs (Cacbon hữu cơ dễ bay hơi):



    - Tác hại: VOCs là tên gọi chung các chất lỏng hay chất rắn có chứa cacbon hữu cơ rất dễ bay hơi, một số chất thông dụng như axeton, ethylaxetat, buthylaxetat… Chúng ít gây độc mãn tính mà chủ yếu gây độc cấp tính như chóng mặt, say nôn, sưng mắt, co giật, ngạt, viêm phổi. Chỉ một số ít chất có khả năng gây độc mãn tính thì lại tạo ra ung thư máu, bệnh thần kinh.


    3. Benzen (C6H6):



    - Tác hại: Benzen là một chất lỏng dễ bay hơi, khi hỗn hợp với không khí có thể gây nổ. Benzen xâm nhập vào cơ thể người qua da (tiếp xúc trực tiếp) và qua phổi. Khi xâm nhập, chừng 75-90% được cơ thể thải ra trong vòng nửa giờ; phần còn lại tích luỹ trong mỡ, tuỷ xương, não, sau đó được bài tiết rất chậm ra ngoài. Phần Benzen tích luỹ sau này có thể gây các biểu hiện sinh lý: gây ra sự tăng tạm thời của bạch cầu; gây rối loạn ôxy hoá - khử của tế bào dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể; nếu hấp thụ nhiều Benzen trong cơ thể sẽ bị nhiễm độc cấp với các hội chứng khó chịu, đau đầu, nôn, có thể tử vong vì suy hô hấp.



    4. Toluen (C6H5CH3):



    - Tác hại: Toluen là chất dễ bay hơi, dễ cháy nổ. Chỉ cần một nồng độ nhỏ 1/1000, toluen đã gây cảm giác mất thăng bằng, loạng choạng, đau đầu; nếu nồng độ cao hơn có thể làm nạn nhân có ảo giác hoặc ngất xỉu.

    - Nguồn phát sinh: Toluen có trong sơn, nhựa, keo dán và là chất xúc tác trong công nghệ ảnh.

    - Phòng tránh: Khi sử dụng sơn, nhựa, keo dán cần tạo không gian thông thoáng, tránh đóng kín cửa phòng. Trường hợp có thể, tránh lạm dụng sơn và đồ nhựa.


    5. Khí H2S (hidrosunfua):

    [​IMG]

    - Tác hại: H2S có mùi trứng thối, dễ có thể nhận biết. H2S là khí gây ngạt vì chúng tước đoạt ôxy rất mạnh; khi hít phải nạn nhân có thể bị ngạt, bị viêm màng kết do H2S tác động vào mắt, bị các bệnh về phổi vì hệ thống hô hấp bị kích thích mạnh do thiếu ôxy, có thể gây thở gấp và ngừng thở. H2S ở nồng độ cao có thể gây tê liệt hô hấp và nạn nhân bị chết ngạt.


    6. Khí Clo (Cl2):

    - Tác hại: Khí Clo gây ngứa, ngạt thở, đau rát xương ức, ho, ngứa mắt và miệng, chảy nước mắt, tiết nhiều nước bọt. Nếu bị nhiễm nặng có thể đau đầu, đau thượng vị, nôn mửa, vàng da, thậm chí phù nề phổi.

    - Nguồn phát sinh: Clo là thành phần không thể thiếu của các chất tẩy trắng giấy và sợi, khử trùng hệ thống cấp nước, bể bơi, cống rãnh, bệnh viện (cloramin). Khi trong nước có các chất hữu cơ, cloramin có thể kết hợp tạo ra các hợp chất độc.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này