Cùng nhau khám phá về lịch sử của nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi xkldnhanvietgroup, 20 Tháng mười hai 2020.

  1. xkldnhanvietgroup

    xkldnhanvietgroup Member Thành viên

    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Kendo – kiếm đạo Nhật Bản là kết tinh của văn hóa truyền thống của “xứ hoa anh đào”. Trong đó, “ken” có nghĩa là kiếm, “do” là đạo. Hai từ “Kendo” ghép lại được nhiều là đạo dùng kiếm. Đây là môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, được phát triển từ kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật. Chúng ta cùng khám phá về lịch sử kiếm đạo Nhật Bản – nghệ thuật Kendo

    Lịch sử kiếm đạo Nhật Bản
    Theo một số tài liệu, kiếm Nhật xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 11, có phần lưỡi sắc và sống hơi cong lên. Sau chiến tranh Onin, nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thời điểm này, nhiều võ đường dậy Kenjutsu được thành lập. Cũng trong thời kỳ này,súng trường được du nhập vào Nhật, kỹ thuật, kỹ xảo rèn luyện kiếm, vì thế, đã có những bước tiến thượng thừa.

    [​IMG]

    Kendo là nghệ thuật đánh kiếm tinh hoa trong văn hóa truyền thống của người dân xứ Phù Tang. Được hình thành từ cuối thời Meiji, khoảng thế kỷ 19 với mục đích tập luyện cho các chiến binh samurai.

    Sau cách mạng Meiji, tầng lớp samurai bị xóa bỏ, Thiên hoàng đã ban hành lệnh cấm đeo kiếm đã khiến Kendo suy tàn nhanh chóng. Tuy nhiên, sau cuộc kháng cự không thành công của các Samurai đã đem lại sự phục hồi cho Kendo trong lực lượng cảnh sát thủ đô.

    Sau thế chiến thứ hai, Kendo được khôi phục và được coi là môn thể thao chính thức vào năm 1946. Môn võ này được đông đảo người già, trẻ nhỏ và các nam nữ thanh niên Nhật Bản theo học đều đặn.

    Tư tưởng của nghệ thuật kiếm đạo Kendo
    Được nâng lên tầm “nghệ thuật sử dụng kiếm’, Kendo có tư tưởng riêng. Tư tưởng của kiếm đạo chính là rèn luyện nhân cách thông qua cách sử dụng kiếm.

    Mục đích của việc rèn luyện Kendo là nâng cao thể lực – cả thể chất và tinh thần, tu dưỡng tâm tính và trau dồi nghị lực, văn hóa, tri thức...Đây là những thứ “cần và đủ” trong đời sống kỷ luật của các Samurai. Cụ thể hơn là rèn luyện trí óc sáng suốt và thân thể tráng kiện, trau dồi và tu dưỡng sức mạnh tinh thần.

    [​IMG]

    Về căn bản, kiếm đạo Nhật Bản là sự hợp nhất của bốn chữ: Khí, Kiếm, Thể, Nhất.

    Trong đó: khí là “khí” công, “kiếm” là vũ khí, “thể” là thể lực và “nhất” là hợp nhất. Luyện Kendo phải làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp nhịp nhàng với sức mạnh cơ thể để uy lực được hợp nhất thành một.

    Để phát triển nghệ thuật của kiếm đạo, người tập luyện phải giữ tính nhân bản, tôn trọng và lịch sự giữa người với người. Thêm đó, để các mối quan hệ trở lên tốt đẹp, phải học cách kết giao với mọi người trên cơ sở chân thành, ngay thật và luôn tự trau dồi bản thân. Kiếm đạo Kendo, vì thế, đóng góp vào tinh thần yêu nước và sự phát triển văn hóa, xây dựng nền hòa bình, thịnh vượng cho tất cả mọi người.

    Với ý nghĩa đó, ngày nay, mọi người đều tập Kendo như một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe. Người Nhật thường hay ví von môn kiếm đạo là “Sửa soạn cho thời son trẻ và là một niềm vui sót lại cho tuổi già”.

    Trên đây là phần tìm hiểu về lịch sử cũng như tư tưởng của kiếm đạo Nhật Bản. Hi vọng những gì xuất khẩu lao động Nhân Việt nêu trên đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

    >>> Nguồn: Xuất Khẩu Lao Động Nhân Việt
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này