Cơn sốt đất lại đang hành hạ các nhà đầu tư TP.HCM

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi duyanh3504, 16 Tháng năm 2017.

  1. duyanh3504

    duyanh3504 Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Trong "cơn sốt", giá đất ở phía Đông, Nam và Tây Tp.HCM đua nhau nhảy múa. Thậm chí tại khu vực heo hút hướng biển Cần Giờ, giá đất cũng không ngừng leo thang. Trong 4 tháng qua, giá đất tăng phổ biến từ 10-40%, giá đất cũng tăng từ 1,5-2 lần nếu so với 12 tháng qua.

    Khởi nguồn từ phía Đông Tp.HCM

    Khởi điểm vào đầu năm 2016, cơn sốt giá đất Tp.HCM tiếp tục bùng phát trong những tháng đầu năm nay. Các chuyên gia BĐS cảnh báo, sốt đất tại Tp.HCM đã bắt đầu xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, đáng lo ngại.



    Điểm khởi đầu của cơn sốt được cho là bắt nguồn tại trục đô thị phía Đông thành phố gồm các quận 2, 9 và Thủ Đức. Giá đất tại địa bàn 3 quận này đã kéo dài tình trạng tăng giá. Ban đầu là 5-10% rồi nhích lên 30-50%, sau đó liên tục tiến dần đến ngưỡng tăng đột biến 70-100%. Thậm chí một số chỗ giá đất đã tăng gấp 1,5-2 lần trong suốt quãng thời gian từ 2016-2017.



    Nếu tính riêng trong 4 tháng qua, giá đất khu Đông Tp.HCM bao gồm quận 2, 9 và Thủ Đức tăng từ 20-40% thì so với cùng kỳ năm ngoái, giá đất các địa bàn này tăng phổ biến ở ngưỡng 100-200% trong khi giai đoạn 2015-2016, đất nền khu vực này đã từng liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.



    khu Đông Tp.HCM

    Cơn sốt đất được cho là khởi nguồn từ khu Đông Tp.HCM - nơi có những chuyển biến hạ tầng đi trước



    Nguồn gốc của cơn sốt được cho là bắt đầu từ những chuyển biến hạ tầng "đi trước" của khu Đông so với cục diện chung của toàn Tp.HCM. Tại khu Đông, hiện đang có hàng loạt công trình hạ tầng mới liên tục được cập nhật khá ấn tượng, chưa kể những dự án đã và đang thực hiện như đường vành đai, đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Metro số 1...



    Chỉ trong khoảng thời gian vài tháng đầu năm 2017, các kịch bản bổ sung hạ tầng mới lại tiếp tục được Tp.HCM công bố thêm. Có thể kể đến các hạng mục như cầu vượt qua đường Mai Chí Thọ, hầm chui 2 chiều kết nối đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ theo hướng đi về hầm vượt sông Sài Gòn và ngược lại. Gần nhất, cuối tháng 4 vừa qua là sự kiện khởi công dự án đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây).







    Cũng trong tháng 4/2017, dự án xây cầu qua đảo Kim Cương được UBND Tp.HCM kiến nghị Thủ tướng cho triển khai một cách khẩn cấp (áp dụng hình thức chỉ định thầu). Mục đích xây dự án này là để nối khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi vào đảo Kim Cương, giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông thành phố.



    Sóng tăng giá lan sang phía Nam

    Từ trục Đông, cơn sốt đất ngay sau đó đã nhanh chóng lan sang một địa bàn được cho là cực đối trọng: khu Nam Sài Gòn. Trục đô thị phía Nam Sài Gòn gồm các quận 7, 8, huyện Nhà Bè và một phần của huyện Bình Chánh - đoạn tiếp nối đại lộ Nguyễn Văn Linh. Bắt đầu từ cuối năm 2016, đất nền địa bàn này tăng nóng bất thường. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, đất nền tại đây ghi nhận giá tăng từ 15-40%, còn nếu so với cùng kỳ năm 2016, mức tăng đã cao gấp 1,5-2 lần. Giá đất tăng đột biến nhất ghi nhận tại huyện Nhà Bè, thậm chí được cho là hiện tượng của khu Nam với tỷ lệ tăng 100-200%. Thậm chí, có nơi còn vọt lên 300% trong vòng 12 tháng qua.



    sóng tăng giá đất

    Sóng tăng giá lan sang phía Nam - địa bàn được cho là cực đối trọng của khu Đông



    Các công bố hạ tầng giai đoạn 2016-2017 cộng với siêu dự án đô thị cảng Hiệp Phước được cho là cú hích cực mạnh khiến giá đất phía Nam Tp.HCM tăng nóng và sốt cao. Tiêu biểu là các dự án mới với hàng loạt cây cầu sẽ triển khai trong thời gian tới mang tính hỗ trợ giao thông khu Nam Tp.HCM như:



    - Dự án xây cầu đường Bình Tiên băng qua Đại lộ Đông - Tây, kênh Tàu Hủ và kênh Đôi, nối quận 6 và 8 với tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng. Dự án này được chia làm 2 đoạn, thực hiện từ 2016 đến 2020 nhằm mục tiêu xóa ùn tắc giao thông.



    - Dự án xây cầu Nguyễn Khoái - nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố và chia tải cho cầu Kênh Tẻ. Cây cầu này có tổng chiều dài khoảng 1.000m, riêng phần cầu dài 346m và rộng 22,5m với điểm đầu từ KDC Him Lam (quận 7) và điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4).







    Ngoài ra, cầu Thủ Thiêm 4 có mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng cũng là một công trình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội cho khu Nam thành phố. Tp.HCM triển khai cây cầu này với mục đích kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với các quận 4, 7 và khu đô thị Nam thành phố, giúp giải tỏa áp lực giao thông từ quận Bình Thạnh, Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh và Nhà Bè.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này