Chuyên cung cấp và phân phối van giảm áp toàn quốc

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi seohq2020, 13 Tháng tám 2020.

  1. seohq2020

    seohq2020 Member Thành viên

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Van giảm áp ( Pressure regulator valve) là van dùng để giảm áp lực và ổn định áp lực đầu ra. Áp lực đầu ra luôn nhỏ hơn hoặc bằng áp lực đầu vào.

    Van giảm áp cho phép điều chỉnh áp lực đầu ra gần đúng theo giá trị mong muốn, miễn là giá trị đó nằm trong giải điều chỉnh của van.

    Khi van đã chỉnh xong, áp lực đầu ra gần như không đổi mặc dù có sự thay đổi áp lực đầu vào, tất nhiên áp lực đầu vào phải cao hơn áp lực đã chọn ở đầu ra.

    Áp lực đầu ra khi đó cũng gần như không thay đổi theo lưu lượng dòng chảy cửa ra.

    Chức năng của van giảm áp:

    Chức năng của van giảm áp là: để giới hạn áp lực đầu ra của hệ thống đường ống nước và khí.

    Van giảm áp hoạt động dựa trên nguyên lý khác biệt về trọng lượng do nước tạo ra trên đĩa đệm (B) và trên piston (A).

    Trong thực tế mỗi bar áp suất (14,5 PSI) tương đương khoảng 1 kg/cm2 ( 14,2 Ib/in2).

    Khi trên đĩa đệm và trên piston có tỷ lệ và khác biệt về đường kính, chúng ta sẽ có hai dao động trái ngược nhau có cùng trọng lượng nhưng khác nhau về áp lực.

    Để điều chỉnh áp lực đầu ra ta phải có sự tác động của lò xo (C) hoạt động cùng chiều với chiều nước ở phía đầu vào của van.

    Do có trọng lượng đối xứng và áp lực lớn hơn lên piston nên làm cho van giảm áp đóng lại.

    Chức năng của đĩa đệm bằng thép không rỉ. Đĩa đệm bằng thép không rỉ (B) đảm bảo cho van giảm áp hoạt động được bền hơn.

    Trong trường hợp nước có cặn bẩn không được loại bỏ hết trong quá trình lọc nếu đĩa đệm bằng đồng sẽ bị ăn mòn do tốc độ làm việc cao trong quá trình đóng mở.

    Vì vậy với đĩa đệm làm bằng thép không rỉ sẽ rất quan trọng cho van giảm áp trong trường hợp van phải hoạt động trong điều kiện nước không được hoàn toàn sạch.

    Xem thêm: Van giảm áp FARG nhập khẩu Italy

    Van giảm áp trực tiếp là gì?

    Là loại van khi lắp đặt vào hệ thống ống nước áp lực sẽ được giảm ngay tại đầu ra của van.

    Dòng van này có ưu điểm lớn là làm việc ổn định, van chỉnh nhạy.

    Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là hạn chế về kích cỡ đường ống đến 4 inch. Nếu đường ống lớn hơn không thể sử dụng loại van giảm áp nước trực tiếp này được.

    Ngoài ra, sau thời gian sử dụng van cũng dễ bị cặn bẩn bám lại ở bề mặt, chính điều này sẽ khiến dòng chảy bị cản trở và khiến áp lực nước qua van nhiều hơn.

    Van giảm áp gián tiếp là gì?

    Khác với van trực tiếp dòng van gián tiếp sẽ điều chỉnh áp lực thông qua van pilot nhỏ. So với van trực tiếp loại van gián tiếp có nhiều ưu điểm hơn.

    Nó có cấu tạo vững chắc, khả năng chịu lực lớn và đặc biệt dùng được cho các loại ống cỡ lớn, do đó được dùng nhiều trong cả hệ thống cấp thoát nước, dầu khí.

    Về nhược điểm của dòng van này là giá thành cao, việc lắp đặt khó khăn hơn các sản phẩm khác.

    Một số ứng dụng của van giảm áp trong thực tế:

    Ứng dụng trong hệ thống khí nén: Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để thực hiện việc thổi sạch, chạy công cụ hỗ trợ, và bơm lốp xe hay các loại túi khí.

    Tác dụng chính là đảm bảo rằng các khoang chứa áp lực không bao giờ đạt đến mức độ nguy hiểm và cho phép người dùng điều chỉnh áp lực một cách phù hợp.

    Ứng dụng trong thiết bị thủy: Bao gồm các hệ thống xử lý nước trong công nghiệp, hệ thống truyền dẫn nước và nhiên liệu trong tàu thủy, hệ thống ống dẫn dầu v.v.

    Van giảm áp đóng vai trò giảm thiểu tối đa các sự cố có thể xảy ra do áp lực nước hoặc khí cao hơn mức cho phép, đống thời giúp hệ thống cân bằng áp suất trong mức an toàn.Van giảm áp bằng kim loại của Econosto

    Ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm: Hiện nay, tất cả nồi áp suất đều sẽ có một van điều áp và một van xả áp lực như là một cơ chế an toàn để ngăn chặn sự bùng nổ trong trường hợp cần duy trì nhiệt độ và áp suất cao để làm chín nhanh thức ăn.

    Thông tin liên hệ:

    CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

    Địa chỉ: Số 159, GS14, Đông Hoà, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

    Văn phòng: Số 21 đường 12 Khu hành chính Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

    Phone: 0909 221 246 - 0969 303 848

    Email: [email protected]
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
  2. seohq2020

    seohq2020 Member Thành viên

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Van cân bằng là gì?
    Van cân bằng là một loại van dùng để cân bằng áp suất giữa các nhánh hoặc giữa các FCU. Van cân bằng được chia làm 2 loại chính là van cân bằng cơ và van cân bằng tự động.Van này được lắp đặt ở đường cung cấp hoặc đường trở về trong hệ thống

    Van được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực (cân bằng thủy lực) trên hệ thống phân phối. Van cân giúp chúng ta đo và cài đặt lưu lượng, áp lực theo yêu cầu đề ra.

    Van đo và điều chỉnh lưu lượng, áp suất để cân bằng thuỷ lực giữa các nhánh trong hệ thống, ngoài ra van còn giúp chúng ta tính toán lưu lượng và tổn thất áp suất, giúp cài đặt giá trị của các nhánh trong hệ thống cà cân bằng thuỷ lực dễ dàng

    Phân loại van cân bằng áp lực lưu lượng nước
    Van cân bằng áp suất và lưu lượng được đơn giản hóa với các điểm đo áp suất tức thời. Seal làm kín cho bộ nhớ cài đặt và cho tay cầm điều chỉnh. Và được chia ra làm 2 dạng cơ và tự động

    Van cân bằng tay thì phải có kinh nghiệm để điều chỉnh. Van cân bằng tự động thì điều chỉnh dễ dàng, chính xác và đáng tin cậy hơn nhiều so với van cân bằng cơ lại không phải điều chỉnh do vậy không mất chi phí cân chỉnh van. Khi đó van cân bằng tự động sẽ tự định vị cho phù hợp với lưu lượng đã thiết kế.

    So sánh hai loại van cân bằng cơ và tự động:
    Van cân bằng tự động
    • Đo chính xác hơn và không phải điều chỉnh
    • Chi phí điện năng cho hệ thống ít
    • Hiệu suất hoạt động cao hơn
    • Ít tổn thất áp suất
    • Không cần máy đo lưu lượng hoặc đồng hồ đo áp suất
    • Dễ bám cặn, khó kiểm tra chênh áp, không có chức năng đóng
    • Không thể điều chỉnh nhiệt độ
    • Chi phí cao
    Van cân bằng cơ
    • Đòi hỏi nhân viên có kĩ thuật vận hành, điều chỉnh
    • Chi phí đầu tư thấp hơn
    • Có thể điều chỉnh
    • Tổn thất áp suất cao hơn van cân bằng tự động
    • Không bị bám cặn, có thể kiểm tra áp suất chênh lệch
    • Có chức năng mở, xả, đóng
    • Thường được lắp với đồng hồ đo lưu lượng hoặc đồng hồ đo áp
    Cấu tạo chung của các loại van cân bằng:
    • Thân van.
    • Lõi van - Cốt van.
    • Ốc ghim van - Niêm phong.
    • Trục van.
    • Nắp van.
    • Thanh cốt lõi.
    • Tay vặn hình vô lăng.
    • Trục liên kết tay vặn.
    • Điểm đo.
    Công dụng của van cân bằng.
    • Để điều chỉnh lưu lượng và áp lực (cân bằng thủy lực) trên hệ thống phân phối, hệ thống nóng và hệ thống lạnh trung tâm, có tác dụng điều chỉnh lưu lượng, áp lực (Van cân bằng thuỷ lực). Van này giúp chúng ta đo và cài đặt lưu lượng, áp lực theo ý muốn (theo thiết kế).
    • Van cân bằngđo và điều chỉnh lưu lượng, áp suất để cân bằng thuỷ lực giữa các nhánh trong hệ thống giúp chúng ta tính toán lưu lượng và tổn thất áp suất, giúp cài đặt giá trị của các nhánh trong hệ thống giúp cân bằng thuỷ lực dễ dàng.
    • Các van này được lắp đặt ở đường cung cấp hoặc đường trở về trong hệ thống cùng với cácvan bướm điều khiển điện.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
  3. seohq2020

    seohq2020 Member Thành viên

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Búa nước là hiện tượng gì?
    Búa nước (hay tổng quát hơn, búa chất lưu) là sự dâng áp đột ngột hay sóng áp được tạo ra khi một chất lưu (thường là chất lỏng nhưng đôi khi cũng là chất khí) đang chuyển động bị buộc phải dừng lại hoặc đổi hướng một cách đột ngột (thay đổi động lượng). Hiện tượng búa nước thường xảy ra khi đóng van đột ngột ở một đầu của hệ thống đường ống, và vì vậy tạo ra sóng áp suất truyền trong đường ống. Nó cũng được gọi là sốc thủy lực.

    Sóng áp suất này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ tiếng ồn và chấn động đến phá hoại đường ống. Có thể làm giảm tác động của các xung búa nước bằng cách sử dụng bể tích áp thủy lực, bình giảm áp, bể điều áp, và các phương pháp khác.

    Nguyên nhân hiện tượng búa nước:
    Khi một đường ống bị chặn đột ngột tại cửa ra (hạ lưu), khối nước phía trước cửa ra đã bị đóng vẫn còn đang di chuyển, do đó áp suất bị tích tụ lên cao và tạo ra sóng xung kích. Trong hệ thống đường ống nước dân dụng điều này sẽ tạo ra một tiếng nổ lớn, giống như một tiếng ồn do búa đập. Búa nước có thể gây ra vỡ đường ống nếu áp suất đủ lớn. Các bẫy không khí hoặc các ống đứng (hở ở bên trên) đôi khi được lắp đặt vào hệ thống đường ống vì chúng có tác dụng như là các bộ giảm chấn, hấp thụ các lực phá hoại tiềm năng do chuyển động của nước.

    Trong nhà máy thuỷ điện, dòng nước chuyển động dọc theo đường hầm hoặc đường ống dẫn có thể bị chặn không cho xâm nhập vào tua bin bằng cách đóng van. Tuy nhiên, ví dụ, nếu có 14 km đường hầm với đường kính 7,7 m, chứa đầy nước đang chuyển động với vận tốc là 3,75 m/s,[3] tức là tương đương với khoảng 8.000 MJ động năng phải bị bắt giữ. Thì sự bắt giữ này thường được thực hiện bằng một trục điều áp (surge shaft)[4] mở phía trên, cho nước chảy vào đó; khi nước dâng lên trục, động năng của nó được chuyển đổi thành thế năng, việc này làm cho dòng nước trong đường ống giảm tốc. Các trạm HEP (tháp nước là ví dụ thực tế của một trong những trạm HPE) được coi như là những bình dâng trong những trường hợp như thế này.

    Trong hệ thống cấp nước gia đình, hiện tượng búa nước có thể xảy ra khi dòng nước từ máy rửa chén, máy giặt, bể phốt bị ngắt đột ngột do khóa van hay tắt máy. Kết quả là có thể nghe thấy tiếng nổ lớn, hay tiếng lách tách lặp đi lặp lại (vì sóng xung kích di chuyển tới lui trong hệ thống đường ống dẫn nước), hoặc sự rung lắc mạnh của đường ống.

    Mặt khác, khi van thượng lưu trong đường ống đóng lại, dòng nước ở hạ lưu của van cố gắng tiếp tục chảy, tạo ra một khoảng chân không (vacuum) và khoảng chân không này có thể gây ra gãy hoặc nổ đường ống. Vấn đề này có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu đường ống được đặt trên sườn dốc. Để ngăn chặn điều này, không khí và các van xả áp chân không, hoặc lỗ thông hơi, được cài đặt phía hạ lưu của van để cho không khí nhập vào dòng chảy để ngăn ngừa khoảng chân không này xảy ra.

    Các nguyên nhân khác của hiện tượng búa nước có thể kể đến là hỏng máy bơm và đóng gấp van kiểm tra (hay còn gọi là van một chiều) (để giảm tốc độ đột ngột, van kiểm tra có thể bị coi là đóng quá gấp, tùy thuộc vào các đặc tính động lực của van kiểm tra và khối lượng nước giữa van kiểm tra và bể chứa).

    Cấu tạo chung của van búa nước:
    Van chống nước va dạng thủy lực hoạt động dựa trên áp lực đường ống chính và được kiểm soát bởi hai cụm van điều khiển (pilot).

    Cả hai cụm điều khiển đều bao gồm: màng có lò xo điều khiển. Cụm điều khiển áp lực thấp được cài đặt trước để mở van chống va 1 cách từ từ khi áp lực trong đường ống chính tụt dưới 10 mét ( 1 bar) so với mức áp bình thường.

    Cụm điều khiển áp lực cao được cài đặt trước để mở van chống nước va khi áp lực trong đường ống chính tăng cao hơn 10 mét ( 1 bar) trên mức bình thường.

    Bình thương van chống nước va đóng kín chỉ khi áp lực đường ống chính tụt dưới hoặc tăng cao hơn mức giới hạn cài đặt trước van chống va sẽ tự động điều khiển mở ra.

    Hiện tượng nước va bắt đầu xảy ra khi có một sự sụt áp tương đối trong đường ống chính lúc đó van chống va sẽ tự động mở ra.

    Sau khi sóng cột áp quay hồi ngược lại, van chống va vẫn đang mở và xả ra làm giảm áp lực cột nước do vậy sẽ giảm nhẹ tác động của cột áp.

    Hướng dẫn lắp đặt:
    Trước khi lắp đặt van cần làm vệ sinh ống để loại bỏ những tạp chất có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định của van.

    Lắp đặt van theo chiều mũi tên như trên nắp van là chiều đường nước.

    Tốt nhất nên lắp đặt bổ sung 1 van cổng phía sau của van chống va .

    Nối cổng tín hiệu vào đường ống chính số 10 ở khoảng cách xấp xỉ 2 mét phía trước van chống va như minh họa trên hình vẽ.

    Đóng van 2 chiều số 5 và số 8. Mở van 2 chiều số 10 và số 6 và mở cho nước chảy qua van chống va.

    Kiểm tra tránh sự rõ rỉ nước tại các khớp nối. Đóng việc cấp nước cho van chống va.

    Đảm bảo rằng không có không khí trong đường ống chính và đảm bảo đường ống chính đầy nước. Cần lưu ý rằng đường ống không có nước cần một số ngày để có thể xả hết khí một cách toàn bộ.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
  4. seohq2020

    seohq2020 Member Thành viên

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Công tắc dòng chảy là gì ?
    Công tắc dòng chảy với các tên gọi phổ thông khác như: Công tắc báo dòng chảy nước trong đường ống, công tắc dòng chảy, cảm biến báo dòng chảy nước trong đường ống. Công tắc báo nước trong ống, công tắc báo nước chảy, cảm biến báo nước chảy trong ống.

    Ứng dụng công tắc dòng chảy
    Ứng dụng của công tắc dòng chảy trong hệ thống PCCC: Công tắc dòng chảy gồm thân và đai ôm, khi có nước chảy qua sẽ đẩy lá lật tác động vào công tắc có tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở, qua đó báo tín hiệu có nước chảy qua hay không. Hệ thống spinkler là hệ thống chống cháy tự phun. Mỗi đầu spin có thể tự vỡ để phun nước. Khi đầu spin vỡ, một dòng nước sẽ tạo ra. Nếu gắn công tắc dòng chảy và theo dõi nó thì hệ báo cháy có thể biết được khu vực nào đang cháy và hệ chữa cháy tự động spinkler đang hoạt động.

    Ứng dụng công tắc dòng chảy bảo vệ bơm: Khi bơm nước khởi động, nếu có nước thì tạo ra trong đường ống một dòng chảy tác động vào lá đo của cảm biến, làm công tắc bên trong tác động. Có thể sử dụng tiếp điểm này để kích hoạt một timer, nếu trong một khoảng thời gian tiếp điểm này không tác động thì timer sẽ ngắt bơm nước không cho hoạt động.

    Cấu tạo của công tắc dòng chảy
    • Đường nước vào trên ống.
    • Đường nước ra khỏi ống.
    • Tấm cảm biến áp lực nước thông qua lưu lượng nước.
    • Ty gắn chặt vào tấm cảm biến.
    • Màng cao su đàn hồi chịu áp lực nước và ngăn không cho nước qua lại giữa khoang (a) và (b).
    • Vít điều chỉnh hay cài đặt áp lực nước.
    • Lò xo gắn giữa vít 6 và ty 4.
    • Gối đỡ cố định giữ ty luôn theo phương thẳng đứng.
    • Thành ống của công tắc dòng chảy nước nối với ống dẫn nước.
    • Thang cài đặt áp lực nước trước khi làm việc.
    • Vỏ bảo vệ công tắc dòng chạy làm bằng sứ.
    • Nút phục hồi lại trạng thái ban đầu của công tắc dòng chảy (reset).
    • Lò xo phục hồi.
    • Tiếp điểm thường đóng.
    • Tiếp điểm thường mở.
    Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy
    • Công tắc dòng chảy dùng để giám sát lưu lượng nước cho quá trình làm mát dàn ngưng hoặc lưu nước cần làm lạnh trong hệ thống điều hòa. Nếu lưu lượng nước bị mất hoặc không đủ thì sự cố sẽ công tắc dòng chảy sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển để ngưng máy bơm hoạt động hoặc điều khiển bơm hoạt động trở lại.
    • Nguyên lý làm việc của công tắc dòng chảy dựa trên nguyên lý áp lực động học của dòng nước đi trong ống sinh ra, tác dụng vào tấm cảm biến áp lực thông qua tốc độ của dòng nước đi trong ống.
    • Ban đầu vít điều chỉnh 6 điều chỉnh cài đặt áp lực tác động vào tấm cảm biến 3 ở trên thang 10, lò xo 7 sẽ cho một lực kháng Ptx tương ứng với việc điều chỉnh đó. Khi bơm nước chưa hoạt động (hoặc làm việc mà sinh ra áp lực nước không đủ), ty 4 vẫn ở vị trí ban đầu, tiếp điểm thường đống vẫn đóng. Khi bơm nước hoạt động tạo ra áp lực Ptp đủ lớn, lớn hơn lực kháng do lò xo 7 sinh ra (Ptp > Ptx), lực này sẽ tác dụng lên tấm cảm biến 3 làm cho ty 4 dịch chuyển theo nguyên lý cánh tay đòn với điểm tựa là gối đỡ số 8, kết quả tiếp điểm thường đóng 01 mở ra, tiếp điểm thường mở 02 đóng lại, đưa tín hiệu về điều khiển bơm hoạt động. Nút 12 và lò xo 13 dùng để phục hồi một cách tự động về lại trạng thái ban đầu, màng cao su số 5 ngăn không cho nước đi lên phía trên. Các đường ống dẫn nước làm mát cho dàn ngưng của hệ thống nước lạnh thường là ống nhựa. Vỏ bảo vệ công tắc dòng chảy 11 thường làm bằng sứ để cách điện tốt nhất, khi lắp công tắc dòng chảy nước cần phải lắp đùng chiều, còn lắp sai thì không có tác dụng.
    • Khi lắp đặt công tắc dòng chảy cần phải chú ý rằng tâm của cảm biến áp lực 3 được đặt trùng với tâm ống là tốt nhất, bời vì vận tốc của dòng nước đi trong ống tại tâm ống là lớn nhất, do đó khi tốc độ dòng nước tại mọi điểm trên toàn bộ diện tích tẩm cảm biến 3 nói lên được giá trị trung bình áp lực động học của nước tác dụng lên tấm cảm biến tương đối chính xác.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này