Chiến tranh PR trên chính trường Thái Lan

Thảo luận trong 'Các loại dịch vụ khác' bắt đầu bởi Halinhh, 3 Tháng tư 2017.

  1. Halinhh

    Halinhh Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    1
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Ngày 30/4 Bộ Ngoại giao Thái cho hay, chính phủ nước này đã quyết định thuê một công ty PR để đối đầu với chiến dịch PR của ông Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng của Thái Lan. Lần này thì hai bên quyết định sẽ đối đầu nhau bằng PR trong một cuộc chiến tranh lobby và media do những PR agency kỳ cựu đảm nhiệm.

    1. Thaksin phát động chiến tranh PR

    Ngòi nổ chiến tranh PR được châm lên khi trên tờ Washington Times ngày 27 tháng 4 có những bài viết bôi bác chính phủ mới, bao gồm vụ tranh chấp bằng sáng chế với hãng dược Abbott, việc cấp phép bắt buộc với những loại thuốc trị AIDS bị buộc tội là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

    Trong bài viết, ông Ken Adelman, ký tên là thành viên Hiệp hội đổi mới Hoa Kỳ, xếp Thái Lan vào “trục ma quỉ của vi phạm bản quyền” cùng với Brazil và Trung Quốc. Theo ông, chính quyền quân sự ở Thái đang tìm cách “ăn cắp các sáng chế bản quyền của Mỹ”. Từ chuyện vi phạm bản quyền ông này lại lái sang chỉ trích đủ thứ trong chính sách kinh tế của chính quyền mới: từ việc Thái Lan kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế các quảng cáo kinh doanh, cho đến buộc nhà đầu tư nước ngoài bán lại cổ phiếu

    Trên tờ Wall Street cũng có một bài advertorial so sánh chính phủ mới của ông Surayud với đế chế quân đội ở Miến Điện. Chưa hết, ông này còn trưng lên trang chủ của Hiệp hội Cải tổ Hoa Kỳ cũng kêu gọi những người truy cập tác động để ông Bush “có chính sách” với chính quyền quân sự Thái Lan.

    Được biết Ken Adelman là người điều hành tổ chức lobby mang tên “Hiệp hội đổi mới”. Ngoài ra ông từng là cố vấn cho công ty Edelman PR tại Mỹ. Công ty này đại diện cho Hãng Abbott, tập đoàn đang đụng độ với chính quyền Bangkok quanh việc cho sản xuất đại trà thuốc chống HIV/AIDS Kaletra của Abbott. Dây mơ rễ má được quy về một mối, giới chuyên nghiệp nhận định đây là một chiến dịch PR bài bản của ông Thaksin.

    Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN tuần qua, ông Thaksin than thở rằng ông đã mệt mỏi với chính trị và muốn sống cuộc sống thường dân trong quãng đời còn lại. Nhưng mặt khác ông vẫn luẩn quẩn tại chính trường khi thuê các công ty PR xịn của Mỹ củng cố hình ảnh và vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế. Chính phủ Thái thấy khó chịu khi ông Thaksin lui tới Singapore và nhận được sự hậu thuẫn từ chính quyền nước này, đi qua Anh, Mỹ…trả lời phỏng vấn của báo đài các nước bằng những bình luận không mấy tốt đẹp về tình hình chính trị hiện tại trên đất Thái.

    2. Chính phủ mới ở Thái ra tay

    Chính quyền mới của Thái Lan , vốn được sự hậu thuẫn của quân đội tất nhiên đã tức tím mặt và lên tiếng chỉ trích những hành động “giật dây” trên của ông Thaksin. Hòn bấc ném đi thì hòn chì ném lại, một chiến dịch PR nhằm bôi nhọ hình ảnh ông Thaksin ra đời. Chính phủ Thái Lan thuê công ty PR với giải thích là “cải thiện hình ảnh Thái Lan sau đảo chính” nhưng ai cũng biết là để làm đối trọng với chiến dịch PR của ông Thaksin.

    Đáp lại các bài báo bôi nhọ chính phủ Thái, Bộ trưởng Ngoại giao Thái khuyến cáo: “Thái Lan là Thái Lan còn Miến Điện là Miến Điện. Vả lại độc giả cần thấy rằng bài báo được đưa trong mục dành cho bài viết thương mại chứ không phải tin tức”.

    Một quan chức Đảng Dân chủ Thái Lan còn kêu gọi báo giới nước này trả đũa hành động bôi nhọ “hình ảnh Thái Lan” trên. Chính phủ đã ra tay buộc các hãng truyền thông không được hó hé thêm thông tin gì về Thaksin hay các phát ngôn từ ông Noppadol luật sư của Thaksin tại Thái Lan.

    Chianchuang Kalayanamitr, từng nhiều lần đối đầu với ông Thaksin trong các thương vụ kinh doanh, được giao nhiệm vụ phê phán các chính sách kinh tế của ông Thaksin tại các diễn đàn, các trang web nổi tiếng ở Thái Lan. Hàng loạt hội thảo, họp báo được tổ chức, giới truyền thông um xùm viết bài chỉ trích các sai lầm dưới thời ông Thaksin như việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, tình hình nhân quyền…

    Phía các cơ quan an ninh thì không ngừng bới lông tìm vết để đưa ra những “trọng tội” ông Thaksin phạm phải nhằm hạ bệ hình ảnh ông này. Trong những lúc thế này, tầm quan trọng của PR chính trị càng được khẳng định. Nó vừa giúp củng cố hình ảnh của chủ thể, vừa giúp bôi nhọ đối thủ cạnh tranh. Việc này hầu như quá phổ biến ở các nước phương Tây nơi mỗi chính trị gia đều phải biết làm PR cho bản thân mình.

    3. Đấu nhau bằng PR – ai sẽ thắng cuộc?

    Ngược dòng thời gian một chút, khi những vụ bê bối của ông Thaksin bị khui ra vào năm ngoái, chiếc ghế của ông Thaksin có dấu hiệu bị lung lay. Nhiều người Thái ủng hộ vị thủ tướng có phong cách lãnh đạo theo tư duy của một nhà kinh tế đã đem đến nhiều chuyển biến thần kỳ cho nền kinh tế Thái Lan, nhưng cũng rất đông người biểu tình và chỉ trích gay gắt về những hành vi có tính tư lợi của ông và gia đình.

    Và cuối cùng, ông Thaksin bị hất cẳng khỏi cái ghế thủ tướng trong cuộc đảo chính không đổ máu hồi tháng Chín năm ngoái. Kể từ khi bị lật đổ, ông Thaksin đã chu du thiên hạ, từ châu Á sang châu Âu cho đến châu Mỹ, ở đâu cũng không ngớt lời chỉ trích chính quyền quân sự của ông Surayud. Các lãnh đạo đảo chính lo ngại các chuyến thăm mang tính chính trị, và để cho an tâm tuần rồi họ vừa thu hồi hộ chiếu ngoại giao của ông.

    Ở Mỹ việc thuê một công ty lobby là điều hoàn toàn bình thường và chính phủ không can dự vào việc này. Vậy việc ông Thaksin thuê công ty PR có gì là trái với pháp luật ở Thái Lan không? Luật sư của Thaksin tại Thai Lan đã giải thích rằng việc này là hoàn toàn chấp nhận được do ông Thaksin hiện thời không còn là thủ tướng nữa và có thể tự do đứng ra tranh cử. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Thái Lan cũng thừa nhận điều này hoàn toàn hợp pháp.

    Thaksin được cho là đã móc hầu bao khoảng 200.000USD để bôi bác chính quyền mới và đánh bóng hình ảnh mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với số tài sản khổng lồ được xếp vào loại giàu nhất Thái Lan và Đông Nam Á, ông Thaksin đủ sức kham nổi chi phí trả cho các công ty PR xịn nhất và đắt tiền nhất thế giới miễn là đáp ứng được mong muốn của ông. Thêm nữa dù sao ông cũng có sự ủng hộ của hàng triệu người dân nông thôn Thái Lan vốn được lợi từ các chính sách kinh tế dưới thời ông Thaksin. Nhiều nguồn tin cho biết có một số agency đã nhận nhiệm vụ trong chiến dịch PR của cựu thủ tướng Thaksin, bao gồm các công ty lobby, công ty chuyên về media. Có thể kể ra ở đây Edelman, Baker Bott, , Barbour Griffith& Rogers LPP…

    Công ty Edelman đã hỗ trợ đắc lực cho ông trong việc đưa thông tin tiêu cực về chính phủ mới và hội đồng quân sự Thái Lan lên các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm cả đài CNN, Tạp chí Wall street, Time Asahi Shimbun. Ngoài Edelman PR như đã kể trên còn có một gương mặt cộm cán là Barbour Griffith& Rogers LPP (BGR). Nhân vật làm việc trực tiếp với ông Thaksin trong vụ này được tiết lộ là nhà lobby Robert Blackwill và Walker Roberts vốn là những người có tầm ảnh hưởng nhất định ở chính trường Mỹ.

    Về phần chính phủ đương nhiệm, số tiền chi cho chiến dịch PR của họ, nghe nói được tiến hành trong 3 tháng, cũng có nhiều điểm không nhất quán. Ngay trong nội bộ các lãnh đạo cấp cao cũng ông nói gà bà nói vịt, có người xướng lên là 600,000 USD, nhưng cũng có người e thẹn thú nhận chỉ có 55,000USD mà thôi. Việc “tiền hậu bất nhất” này cho thấy ngay một hình ảnh lộn xộn trong chính quyền mới. Nhưng chắc chắn là chính quyền quân sự hiện thời của Thái Lan khó gánh nổi chi phí quá xa xỉ trong khi hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội đang chờ được thực hiện kể từ sau cuộc đảo chính. Giới chuyên nghiệp cho rằng họ sẽ chỉ thuê một công ty PR thường thường bậc trung mà thôi.

    Những gì họ đã làm để làm xấu hình ảnh ông Thaksin có vẻ đã đi đúng hướng nhưng diễn tiến khá chậm chạp. Và vấn đề làm đẹp bộ mặt của chính phủ mới là việc cần làm ngay. Nếu tiếp tục rề rà, chiến dịch PR của ông Thaksin sẽ nhanh chóng làm công chúng mất niềm tin vào chính phủ mới. Và điều này thì sẽ khó để cứu vãn. Có lẽ các nhà quân sự không thể có tư duy như một nhà marketing được.

    Còn ông Thaksin, dù sao cũng là một thương nhân, mang tư duy kinh tế trong đầu. Từ cách ông điều hành đất nước theo mô hình công ty, cho đến việc ông làm PR bài bản chuyên nghiệp…cho thấy chính phủ đương nhiệm cần phải cố gắng nhiều để theo kịp ông trong cuộc đua tranh này. Nhưng dù sao họ cũng có những thuận lợi nhất định, những người ủng hộ ông Thaksin đa phần là nông dân, còn cư dân thành thị thì tỏ rõ sự chống đối. Lực lượng ủng hộ ông Thaksin dù có đông hơn, nhưng sự thật thì dân đô thị và tầng lớp trí thức mới nắm quyền quyết định nhiều hơn.

    Thắng thua ra sao, phải đợi thêm một năm nữa, khi ông Thaksin được phép quay về Thái Lan chúng ta mới rõ. Nhưng tại sao không thử đặt cược xem, liệu người chiến thắng sẽ là ông Thaksin, chính quyền quân đội, hay lại là một lực lượng đối lập nào khác nữa (!). Điều gì cũng có thể xảy ra cả.

    Hãy nhìn lại tiến trình dẫn đến khủng hoảng chính trị hiện thời:
    6/2/2005: Đảng Thai Rak Thai của ông Thaksin thắng cử lần hai với số phiếu áp đảo, giành 377 trong số 500 ghế tại Quốc hội.
    9/9/2005: Truyền hình nhà nước đóng cửa chương trình talk show của cựu cộng sự kinh doanh của ông Thaksin là Sondhi Limthongkul, vì ông này đã đưa ra các ‘chỉ trích bất công’ đối với nhiều người.
    23/1/2006: Thân nhân ông Thaksin bán đa số cổ phần của Shin Corp, tập đoàn viễn thông mà ông Thaksin, cho công ty đầu tư Temasek của Singapore. Khoản tiền 1,9 tỷ đôla thu được không thuế đã khiến tầng lớp trung lưu Bangkok tức giận và tăng ủnghộ cho ông Sondhi.
    24/2/2006: Ông Thaksin kêu gọi bầu cử bất thường ngày 2/4, sớm ba năm, hai ngày, sau khi có biểu tình lớn chống chính phủ.
    27/2/2006: Ba đảng đối lập chính tuyên bố tẩy chay bầu cử sau khi ông Thaksin bác bỏ yêu cầu của các đảng này thành lập một ủy ban trung lập để viết lại hiến pháp.
    2/4/2006: Bầu cử vẫn được tổ chức cho dù bị phe đối lập tẩy chay.
    4/4/2006: Sau khi bị phản đối mạnh mẽ, ông Thaksin tiếp kiến Quốc vương Bhumibol Adulyadej trước khi xuất hiện trên truyền hình tuyên bố ông sẽ từ chức vào kỳ họp Quốc hội tới.
    5/4/2006: Ông Thaksin chuyển giao quyền điều hành hàng ngày cho phó thủ tướng Chidchai Vanasatidya.
    26/4/2006: Ba đảng đối lập chính thông báo sẽ tham gia bầu cử mới nếu kết quả bầu cử ngày 2/4 bị hủy.
    8/5/2006: Tòa án Hiến pháp phán quyết rằng kỳ bầu cử 2/4 là không hợp pháp và phải tổ chức bầu cử lại.
    23/5/2006: Ông Thaksin nắm lại quyền điều hành với lý do đã tới lúc quay trở lại giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị.
    30/5/2006: Chính phủ ấn định ngày tái bầu cử là 15/10. Quốc vương chuẩn thuận việc này vào tháng Bảy với hy vọng khủng hoảng sẽ được giải quyết ổn thỏa.
    20/7/2006: Chỉ huy quân đội Thái Lan bất ngờ chuyển công tác của hơn 100 sỹ quan được coi là ủng hộ Thaksin, gây đồn đoán về một vụ đảo chính đang được chuẩn bị
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này