Chất lượng đồ cổ, đồ giả cổ tại thị trường Hà Nội

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi thanhlydocu, 1 Tháng mười một 2016.

  1. thanhlydocu

    thanhlydocu Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Theo một chuyên gia cổ vật của ngành bảo tàng VN, chất lượng đồ "giả cổ" ở VN mới chỉ ở mức "phỏng cổ". Còn theo ông Phạm Quốc Quân (GĐ Bảo tàng Lịch sử VN), không ai cấm làm đồ giả cổ, nhưng mặt hàng này cần đăng ký bản quyền và hàng phải được dán tem. Nếu các chủ kinh doanh không công khai nguồn gốc đồ giả cổ, cơ quan chức năng cần phải coi những mặt hàng này là hàng giả, giống như sữa giả, thuốc giả... và việc buôn bán mặt hàng này phải bị coi là hành vi lừa đảo, phạm pháp..

    Chúng tôi cùng vào một cửa hàng, đụng vào vật gì cũng nghe chủ hàng xướng: "Cổ đấy". Đôi lọ cắm hoa bằng gốm men trắng, to cỡ chiếc phích rạng đông, bề mặt chi chít vết rạn được giới thiệu là đồ gốm cổ Bát Tràng, giá 7 triệu đồng. Một chiếc khác nhỏ hơn, miệng bị sứt, chủ hàng nói của "Chu Đậu", giá khoảng 4 triệu.

    Cả thị trường đồ cổ và đồ giả cổ đều đang bị thả nổi Nằm sát chân đê Yên Phụ, đoạn từ cửa khẩu An Dương ngược về phía cầu Thăng Long, đường Nghi Tàm (Hà Nội) vài năm nay trở thành "điểm đến" của khách du lịch và dân chơi đồ cổ. Trên đoạn đường khoảng 200 mét, có gần 20 cửa hàng kinh doanh mặt hàng này. Một chuyên gia đồ cổ gọi đây là xứ "đồng nát".

    Vào xứ... "đồng nát"

    Khi biết chúng tôi muốn tìm một đồ gốm cổ làm quà tặng, chủ hàng dẫn chúng tôi sang bên kia đường, giới thiệu đó là "cơ sở 2" "chuyên gốm". Đến "cơ sở 2" mới biết 2 từ "chuyên gốm" chỉ là cách nói để giữ chân khách, thực chất cửa hàng bày "thượng vàng hạ cám". Ngay đến chiếc vòng đá, chạm hoa văn rất tinh xảo, giá bán 700.000 đồng; chiếc bình đựng vôi giá 200-300.000 đồng; những con trâu đất bằng đá xanh giá "bèo" chỉ hơn 100.000 đồng cũng được giới thiệu là "cổ vật". Hỏi, nếu là cổ thì nó thuộc đời nào, được làm bằng chất liệu đá gì? Chủ hàng - một cô gái trẻ măng, cười đáp: "Em chả biết, loại này rẻ, em chẳng tìm hiểu làm gì".

    [​IMG]
    Lấy cớ không tìm được đồ ưng ý, chúng tôi ngược lên đầu phố tìm cửa hàng của ông Thao. Tưởng tôi là dân mới chơi đồ cổ, ông bảo: "Mới chơi, được đồ sứt, đồ vỡ nhưng là đồ thật đã là quý rồi, đừng bao giờ mơ chuyện mua đồ cũ đồ thật đẹp, nguyên vẹn... Tôi nhiều năm chinh chiến trong nghề kinh doanh đồ cổ còn chẳng mua được đồ xịn đẹp...". Ông chỉ cho chúng tôi đôi lọ hoa nhỉnh hơn chiếc phích, miệng nứt khá nhiều, bảo: "13 triệu đồng đấy. Nếu không bị nứt, giá phải 30-40 triệu". Rồi, ông cho tôi xem những chiếc gương đồng, gỉ xanh, to cỡ cái bát ăn cơm, bảo: "Đây là gương Hán. Đây là gương đời Thanh. Vì không còn nguyên vẹn nên giá chỉ 200.000đ/chiếc". Ông cũng bật mí, những đồ "độc" ông không bày ở đây. Khách mua chẳng thiếu kẻ gian, bày ra đấy, nó xoáy mất thì phá sản... Đồ cổ không công khai nguồn gốc phải bị coi là hàng giả... Hiện tại, đồ giả cổ theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc vào VN, đến Bắc Giang thì dừng lại và được "sơ chế", làm giả cổ ở một vài địa điểm. Với đồ gốm, cách "cổ truyền" là ngâm xuống bùn, bôi axít lên bề mặt của men; đập vỡ, gắn lại; làm đen phần trôn... Với cách làm này, không ít người đã Mua đồ cũ phải những chiếc bình "đời Khang Hy" giá trên mây xanh nhưng khi giám định mới té ngửa chỉ là... giả cổ.

    Một chuyên gia cổ vật cho biết, ông đã đến khu đồ cổ ở đường Nghi Tàm, cảm giác của ông là thiếu tính văn hoá, có dấu hiệu phi pháp: Thật, giả lẫn lộn; người bán không hiểu biết về cổ vật; một số đồ không được phép buôn bán lại được bày bán công khai (cổ vật có nguồn gốc khảo cổ)... Theo ông này, Hà Nội nên thành lập một, hoặc nhiều phố kinh doanh đồ cổ đạt tiêu chuẩn về các mặt: Diện tích cửa hàng; ánh sáng cửa hàng; cách trưng bày; các đồ cổ phải được giám định và dán tem như cách mà Thái Lan, Trung Quốc, Singapore đã làm. Phải có một thị trường công khai, chuẩn mực, đấu giá trực tiếp với sự giám sát của Nhà nước. Như vậy, mới hy vọng nâng cao giá trị cổ vật VN và khuyến khích các nhà sưu tập trong nước bỏ tiền giữ lại những cổ vật quý hiếm, không để nó "chạy" ra nước ngoài...

    Quý khách hàng quan tâm đồ nội thất gia đình, đồ Bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, đồ quán café, văn phòng tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội vui lòng liên hệ:

    Website: mua bán đồ cũ

    ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227

    Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng

    Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội

    Sưu tầm
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này