Các bài thuốc gia truyền từ các loại rau ăn

Thảo luận trong 'Các rao vặt khác' bắt đầu bởi toanlanh60, 6 Tháng sáu 2016.

  1. toanlanh60

    toanlanh60 Member Thành viên

    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Các loại rau củ hằng ngày mà ta tiếp xúc có rất nhiều công dụng mà có lẽ ít ai cũng biết hết cả. Các loại rau rất dễ kiếm, dễ sử dụng như là cây rau đay, rau má, rau ngổ,... Ngoài là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, các loại ta bổ sung hằng ngày có tác dụng chữa bệnh mà nhiều người đã tìm đến. Hôm nay, chúng tôi chia sẽ các công dụng chữa bệnh từ các loại rau củ mà bạn ăn hằng ngày.


    1. Công dụng của râu ngô
    Râu ngô là thực phẩm dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,… dùng làm trà uống hàng ngày rất tốt. Không những thế,tác dụng của nước râu ngô chữa bệnh rất hiệu quả.



    [​IMG]





    Dưới đây là các bài thuốc từ râu ngô



    - Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu:



    Cho 10g râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.



    - Chữa ho ra máu:



    Râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình.



    - Trị bệnh viêm thận cấp:



    Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn. Bài thuốc này cũng có tác dụng chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp.

    2. Tác dụng của cây rau đay
    Rau đay, về phương diện y học cổ truyền, là loại rau có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Do đó, tác dụng của cây rau đay thường được dùng làm loại rau làm thuốc có tác dụng chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu.



    Rau đay cũng được dùng làm rau thuốc chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú, rau đay được dùng như một phương thuốc an thai và cực kỳ lợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.



    [​IMG]



    - Tốt cho phụ nữ sau sinh


    Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.



    - Tốt cho tim mạch


    Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycosid khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Trong đó, chất olitorisid có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin là một chất đã được y học dùng trong điều trị các bệnh tim.



    - Chữa say nắng


    Để chữa say nắng, bạn hãy lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương, lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc ra ngoài.

    Hoặc lấy 10 – 20g hạt rau đay, sắc lên lấy nước uống nóng, mồ hôi sẽ toát ra hết nóng độc.

    3. Tác dụng của cây rau ngổ
    Rau ngổ có tác dụng gì? Dưới đây là một số bài thuốc gia truyền về cây rau ngổ.



    – Rau ngổ 20-30 g, giã nát, cho thêm nước sôi nguội, chắt lấy nước uống hằng ngày để trị sỏi thận.



    – Rau ngổ khô 20-40 g sao vàng, sắc lấy nước uống 4-5 ngày liền, dành cho người bị rắn cắn.



    – Rau ngổ 15-30 g sắc lấy nước uống hằng ngày để trị sổ mũi, ho.



    – Rau ngổ tươi 15-20 g, kiến cò 25 g, giã nát, cho thêm 20-30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống để chữa rắn cắn, còn bã đắp lên vết thương.



    – Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.



    4. Tác dụng của nước rau má
    Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…


    - Tốt cho tim mạch



    Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.



    - Hạ sốt



    Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.



    - Làm lành vết thương



    Một loại hóa chất trong rau má được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.



    - Giúp tăng trí nhớ



    Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.



    Vậy uống nước rau má hằng ngày có tốt không?

    Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, tình hàn cao vì thế không nên lạm dụng rau má. Nếu uống quá nhiều rau má sẽ dẫn đến nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, ảnh hưởng đến tiêu hóa, Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai,...

    >> Xem thêm: tác dụng của quả chuối
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này