Bệnh vàng da ở trẻ em

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe - Y tế' bắt đầu bởi minhuyen, 30 Tháng năm 2017.

  1. minhuyen

    minhuyen Member Thành viên

    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Có 2 loại bệnh vàng da ở trẻ em là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, vàng da bệnh lý có thể gây ra biến chứng hôn mê, thậm chí là tử vong.

    Các dạng bệnh vàng da ở trẻ em


    Vàng da là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh có 2 mức độ:

    • – Mức độ nhẹ là vàng da sinh lý, thường xảy ra khi bé được 1-7 ngày tuổi. Trẻ bị vàng da sinh lý vẫn có thể ăn uống và ngủ nghỉ bình thường, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị cũng không đe dọa tới sức khỏe.
    [​IMG]

    • – Vàng da bệnh lý hay còn gọi là vàng da nhân. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, da vàng từ đầu tới chân ngay từ khi mới lọt lòng. Trong trường hợp này, nếu không được điều trị hợp lý, có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, dẫn đến hôn mê co giật và thậm chí là tử vong.
    Nguyên nhân gây bệnh vàng da trẻ em

    Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng da ở trẻ em, trong đó chủ yếu là các lý do sau:

    • – Bệnh vàng da sinh lý xuất hiện khi trẻ mới sinh từ được 1-7 ngày tuổi và có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị.
    [​IMG]

    • – Trẻ bị nhiễm virus gây viêm gan truyền từ mẹ sang.
    • – Trẻ bị tắc nhỏ đường mật dẫn đến tắc mật bẩm sinh.
    • – Vàng da do mẹ bị mắc giang mai. Khi này, vàng da thường ở mức độ nhẹ nhưng diễn ra trong thời gian dài kèm theo tình trạng lách to, gan to.
    [​IMG]

    • – Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn rốn cũng dẫn đến bệnh vàng da.
    • – Trẻ bị vàng da do hiện tượng tan máu bất đồng yếu tố Rh. Tức là máu mẹ có yếu tố Rh(-), bố có Rh(+)
    Cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

    Người lớn có thể theo dõi tình trạng vàng da của bé dưới ánh sáng ban ngày bằng cách ấn tay vào mặt, trán, bụng, ngực, rốn, đùi, bàn tay, bàn chân… của trẻ. Nếu sau khi ấn vào thấy vùng da đó để lại màu vàng thì cần lưu ý theo dõi thêm. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện vàng da dưới đây, nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kiểm tra:

    • – Vàng da mức độ nhẹ: da mặt và cơ thể trẻ hơi có màu hơi vàng, trẻ vẫn bú và ngủ tốt.
    • – Vàng da mức độ nặng: Da toàn bộ cơ thể trẻ vàng sậm, trẻ bú kém hoặc bỏ bú. Tình trạng vàng da xuất hiện sớm ngay sau khi sinh. Đặc biệt, cần lưu ý những bé sinh non, sinh ngạt hoặc bị nhiễm trùng thường dễ mắc bệnh vàng da nặng.
    Điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

    Hiện nay, chuyên khoa nhi của Bệnh viện Hồng Ngọc có 3 cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Căn cứ vào từng trường hợp của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp nhất:

    • – Chiếu đèn trị vàng da là phương pháp điều trị đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn nhất.
    [​IMG]

    • – Bổ sung đầy đủ năng lượng và nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú hoặc truyền dịch, truyền albumin hoặc sử dụng thuốc làm gia tăng quá trình chuyển hóa bilirubin gián tiếp.
    • – Nếu trẻ có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh do lượng bilirubin gián tiếp tăng cao trong máu, có thể cần phải tiến hành thay máu cho bé.
    Cung cấp hoa sinh nhật tại HCM: hoa sinh nhat
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này