Bạn có biết vì sao bạn học tiếng anh nhiều năm mà không tiến bộ

Thảo luận trong 'Tư vấn - Du học - Tuyển sinh' bắt đầu bởi anhnguigis, 22 Tháng bảy 2016.

  1. anhnguigis

    anhnguigis Member Thành viên

    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    4
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Bạn có biết lý do vì sao bạn học tiếng anh nhiều năm mà không thể tiến bộ không? Đó là bạn chưa có phương pháp học phù hợp hay bạn vẫn chưa có sự quyết tâm cao độ.

    Đừng để lãng phí thời gian mà hiệu quả lại không cao như thế. Trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh ngày hôm nay trung tâm luyện thi toeic iGIS sẽ gửi đến các bạn một số lý do khiến trình độ tiếng anh của bạn không thể cải thiện

    Thứ nhất là việc học từ vựng rời rạc. Sự thật là nhiều người học thuộc rất nhiều từ vựng tiếng Anh, nhưng khi đọc bài đọc phức tạp thì lại luôn cảm thấy không thực sự hiểu được bài đọc hoặc không nghe kịp người bản ngữ nói dù cho đã biết nghĩa tất cả các từ vựng trong đó. Học từ vựng rời rạc theo danh mục từ là cách học không hiệu quả, nó thường dẫn đến cảm giác bất lực khi sử dụng từ vựng trong giao tiếp thực tiễn.

    Đó là vì từ vựng thì mang nghĩa và một từ thì có thể có rất nhiều nghĩa khác nhau. Nhưng giao tiếp thì ta lại nói ý, nghe ý, hiểu ý… mà mỗi ý thường được hình thành tối thiểu bằng một cụm từ, hoặc đầy đủ hơn là một câu. Nếu ta nói một từ mà người nghe vẫn hiểu ý của ta thì đó không có nghĩa là từ vựng rời rạc, đó đã đủ để hình thành ý, mà chính bối cảnh giao tiếp cụ thể ấy đã giúp từ vựng rời rạc phát huy ý của nó.

    Chính vì thế, học từ vựng trong cụm từ hoặc trong câu mới thực sự giúp ta hiểu đúng và dùng đúng nó. Còn nếu chỉ học từ vựng rời rạc thì ta sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu đúng tiếng Anh, và lúc đó lại đổ thừa cho nguyên nhân muôn đời và chán nản nhất – đó là chưa có đủ ngữ pháp.

    Sự thực là ngữ pháp chẳng đóng vai trò lớn đến thế trong việc bạn có hiểu đúng một cụm từ hay không. Để làm rõ hơn chi tiết này tôi xin lấy ví dụ trong tiếng Việt: “thắng” và “bại” là hai từ vựng trái nghĩa trong tiếng Việt, nhưng khi đi vào cụm từ hoặc vào câu thì chưa chắc chúng đã trái nghĩa.

    Cụ thể với hai câu sau nhé: “tôi đánh thắng nó” và “tôi đánh bại nó” thì rõ ràng “đánh thắng” và “đánh bại” là các cụm từ đồng nghĩa. Nhưng “bại” và “thua” là hai từ đồng nghĩa, vậy mà vào cụm từ hoặc vào câu thì chúng lại hoàn toàn trái nghĩa. Ví dụ: “Tôi đánh bại nó” và “tôi đánh thua nó” thì chẳng đồng nghĩa với nhau chút nào. Như vậy rõ ràng cụm từ đóng vai trò quyết định trong việc tạo dựng ý qua các ví dụ vừa nêu.

    Trong tiếng Anh cũng vậy, các từ vựng sẽ thực sự phát huy ý của nó trong trạng thái cụm từ hoặc trong câu. Ví dụ accountable có nghĩa là “có thể đếm được” và hold có nghĩa là cầm, nắm, ôm… nếu xét ở nghĩa của từng từ rời rạc, nhưng khi kết hợp với nhau thì cụm từ hold accountable lại có nghĩa là “chịu trách nhiệm” chứ chẳng liên quan gì tới nghĩa là cầm nắm hay có thể đếm được cả.

    Không phải mọi từ vựng tiếng Anh khi đi vào cụm từ thì đều thay đổi về nghĩa, mà cái ta cần lưu ý là việc học từ vựng theo cụm từ hay câu sẽ là bối cảnh hẹp của từ vựng (bối cảnh rộng là cả quá trình giao tiếp có sử dụng chúng), là môi trường nuôi dưỡng ý cho từ vựng, hay nó chính là cái thực sự mà ta cần học nhất.

    Còn nhiều sai lầm khi học từ vựng mà qua nhiều năm dạy học tiếng Anh tôi nhận thấy người học vẫn thường mắc phải, nhưng trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nêu ra hai sai lầm điển hình là học từ vựng câm và học không theo cụm từ hoặc tách rời bối cảnh.

    Làm sao tôi có thể giỏi tiếng Anh dễ dàng và nhanh chóng?

    Để giao tiếp tiếng Anh ở cấp độ phản xạ, bạn phải nhớ hơn 1000 ý hoàn chỉnh và phải phản xạ được từng ý trong vòng dưới 7 giây.

    Để tôi hỏi bạn vài câu tiếng Việt và bạn chỉ có vài giây để nói câu tiếng Anh, bạn nói được bao nhiêu câu nhé. Đừng tra từ điển, hãy cố nhớ một cách tự nhiên xem bạn bật ra đúng được bao nhiêu câu: “Tôi buồn nôn quá”, “Tối hôm qua tôi không chợp mắt được chút nào”, “Tôi sợ bị mắc mưa”, “Tôi gọi điện thoại cho bạn nhưng gọi không được”, “Tôi không thể nghĩ ra gì hết”… Nếu bạn có 7 giây để nhớ 1 câu tiếng Anh, bạn có thể nhớ được bao nhiêu câu? Đây chỉ là vài câu giao tiếp thông dụng nhất được dùng hàng ngày và hầu như ngày nào cũng gặp. Tại sao lại là 7 giây? Vì 7 giây là toàn bộ thời gian bạn có thể trì hoãn trong giao tiếp. Nếu sau 7 giây mà không nói, xem như bạn không nói hoặc không có cơ hội nói nữa. Tôi có thể liệt kê ra hàng chục câu thật sự thông dụng khác nữa để bạn tự kiểm tra mình. Nhưng hãy đặt lại vấn đề như thế này, tại thời điểm cần nói hoặc cần hiểu khi nghe, nếu bạn không thể nhớ ra liệu bạn có nghe hoặc nói được không?

    Khi cần nói tiếng Anh, nhiều người bắt đầu lục tìm từ vựng trong trí nhớ và cố gắng lắp ghép chúng lại với nhau để đặt thành câu bằng kiến thức ngữ pháp họ đã học, nhưng chưa bao giờ ghép lại thành một câu đúng mà người bản xứ thường dùng cả. Vấn đề nằm ở chỗ là, cho dù bạn có biết 1 ngàn, 2 ngàn hay 3 ngàn từ vựng đơn lẻ, cũng có thể bạn chẳng bao giờ nói được 1 câu đúng nào. Vậy thì làm sao để nói được câu đúng? Đó là khi bạn biết các cụm động từ. Nếu bạn biết 1 ý hoàn chỉnh, là 1 cụm động từ, bạn có thể nói được hàng chục hoặc hàng trăm câu khác nhau. Nếu bạn biết và nhớ được 100 cụm, bạn sẽ rất ngạc nhiên về số lượng câu mình có thể nói được và khi biết và nhớ được 1000 cụm, chắc chắn bạn sẽ nói được tiếng Anh lưu loát. Biết và nhớ ở đây được hiểu là, trong cùng 1 thời điểm bạn có thể bật ra tất cả các cụm trong vòng dưới 7 giây.

    Vậy cụm động từ ở đây được hiểu như thế nào mới đúng? Cụm động từ là tất cả các cấu trúc nằm trong câu có chứa ít nhất một động từ chính. Ví dụ, “to feel sick” (cảm thấy buồn nôn), “not sleep a wink” (không chợp mắt được chút nào), “to get caught in the rain” (bị mắc mưa), “to come up with something” (nghĩ ra điều gì đó)… Từ những cấu trúc như trên, bạn mới có thể thêm chủ từ, thêm trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, thay thế danh từ… là có thể hình thành nên nhiều câu khác nhau trong nhiều tình huống khác nhau như: “I got caught in the rain last night” (Tối qua tôi bị mắc mưa), “Go quickly or you’ll get caught in the rain” (Đi nhanh lên không bạn sẽ bị mắc mưa đấy), “You’ll be sick when you get caught in the rain”…

    Những cụm động từ thật sự cần thiết cho bạn là những cụm có thể dùng lại được ở nhiều tình huống khác nhau chứ không phải những câu giao tiếp thông dụng đặc thù mà bạn chỉ có thể dùng cho 1 tình huống duy nhất và ít khi dùng lại cho những tình huống khác, ví dụ: “Easier said than done” (Nói dễ hơn làm), “Take it easy” (Hãy bình tĩnh), “Wait and see” (Hãy chờ xem)… Đây cũng là những câu hay nhưng dùng để “nói chơi” là chính nhưng trong giao tiếp thì bạn thật sự cần những cụm động từ, chứ không phải những câu “nghe hay” và dễ nhớ này.

    Nghe có vẻ như chúng ta đã bắt đúng mạch của căn bệnh trầm kha này rồi phải không? Nhưng hãy nhìn vào sự thật sau đây để nhận ra một sai lầm mà người học tiếng Anh hay mắc phải: học để suy luận?! Cách học đó đã khiến hàng triệu sinh viên, học sinh bao nhiêu thế hệ nay đã đổ công sức, tiền bạc của mình xuống sông, xuống biển khi kết quả học trên 10 năm vẫn phải học lại từ đầu. Sự thật là các thành phần trong mỗi câu nói kết hợp lại với nhau không theo một quy luật nào và chỉ có thể nhớ nằm lòng mới có thể sử dụng đúng được. Mời các bạn xem qua.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này