Áp lực của nhạc thiếu nhi trước thời đại

Thảo luận trong 'Thư giãn - Giải trí - Chém gió' bắt đầu bởi hoanglanmnb, 11 Tháng ba 2019.

  1. hoanglanmnb

    hoanglanmnb Member Thành viên

    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Như đã nói, thời đại công nghệ số khiến cho nhu cầu nghe nhìn cũng có nhiều thay đổi, kể cả với đối tượng trẻ nhỏ. Đó cũng là lý do nhiều sản phẩm online phát hành trên các kênh nghe nhạc trực tuyến, hay trên các kênh truyền hình cho trẻ nhỏ thay vì ra những album truyền thống. Áp lực để thực hiện những sản phẩm âm nhạc mới cho thiếu nhi, thậm chí là việc làm mới ca khúc cũ cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà sản xuất.


    Vừa qua, gia đình cố nhạc sĩ An Thuyên giới thiệu dự án thiếu nhi có tên Sing Channel phát hành trên internet, được xem là tín hiệu vui khi cung cấp cho thị trường âm nhạc một kênh nghe nhạc miễn phí cho trẻ em. Dự án này được phát triển trên nền tảng gần 3.000 bài hát thiếu nhi của các nhạc sĩ sinh từ năm 1930 trở lại đây, trong đó phải kể đến các ca khúc thiếu nhi “còn mãi với thời gian” của các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hoàng Long, Hoàng Lân…

    Trả lời báo chí, ca sĩ Bông Mai - con gái nhạc sĩ An Thuyên, người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình cho biết, khi còn sống, nhạc sĩ An Thuyên vẫn đau đáu thực hiện dự án âm nhạc cho thiếu nhi nên ông đã chủ biên soạn thảo Tổng tập các ca khúc thiếu nhi Việt Nam với tên gọi “Giai điệu thần tiên”. Dự án Sing Channel sẽ cụ thể hóa “Giai điệu thần tiên” bằng các bản audio, video music do nhiều ca sĩ tham gia, như Nguyễn Trần Trung Quân, Bảo Trâm, giọng ca nhí Nhật Minh, Ngọc Linh… Dự án còn có sự tham gia biên tập nội dung của những nhạc sĩ nổi tiếng như Hoàng Long, Hoàng Lân, Nguyễn Lân Cường...

    Ca sĩ Bông Mai thừa nhận, hiện nay vẫn thiếu những chương trình chất lượng mang tính thường xuyên, định kỳ cho trẻ nhỏ. Việc làm mới các ca khúc thiếu nhi là điều cần thiết để các ca khúc có sức sống mới, hấp dẫn hơn, góp phần giúp các em được sống đúng với lứa tuổi.

    Trước vấn đề trẻ em hiện nay nghe nhạc người lớn nhiều, nhạc sĩ Hoàng Lân chia sẻ, trẻ em nghe gì phần lớn là do người lớn. Hiện nay, nhiều chương trình mang tiếng làm cho trẻ em nhưng lại bắt các em thể hiện nhiều bài người lớn. Vô tình điều đó khiến cho tâm hồn trẻ nhỏ mất đi sự hồn nhiên. Các bài hát thiếu nhi được viết mới với số lượng không nhiều hoặc chưa đủ hấp dẫn trẻ em trong khi nhiều bài hát thiếu nhi ra đời cách đây mấy chục năm vẫn có ảnh hưởng lớn nhưng lại ít được làm mới để hấp dẫn hơn.

    Không ngạc nhiên, khi hơn chục năm nay trẻ em khi nghe ca khúc thiếu nhi trên internet chủ yếu chọn nghe bé Xuân Mai. Theo thời gian, các bản audio và MV của bé Xuân Mai đã bị sờn cũ, chất lượng hình ảnh và âm thanh ít nhiều bị ảnh hưởng. Dù vậy, có lẽ do các kênh nghe nhìn trên internet vẫn thiếu nên những sản phẩm nghe nhạc cũ lại là sự lựa chọn tối ưu.

    Kho tàng các ca khúc thiếu nhi hơn 3.000 ca khúc. Để khai thác và sử dụng số lượng ca khúc này trong thời đại nghe nhìn mới quả là điều không dễ. Điều này, đòi hỏi những người làm nghệ thuật khi thực hiện các sản phẩm cho thiếu nhi không chỉ giỏi nghề mà còn phải có tâm với trẻ nhỏ và có sự hiểu biết nhất định đối với công nghệ số.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này