Ấm Tử Sa: Những điều cần biết khi bạn muốn chơi ấm

Thảo luận trong 'Nội thất - Trang trí' bắt đầu bởi Gia Hân, 23 Tháng ba 2021.

  1. Gia Hân

    Gia Hân Member Thành viên Bị Cảnh Cáo

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Ấm tử sa Hằng Trà chia sẻ những điều cần biết trước khi chơi ấm.
    Đối với những người có thú vui thưởng thức trà thì ắt hẳn ấm tử sa không có gì lấy làm xa lạ. Ấm tử sa nổi tiếng bởi những công dụng tuyệt vời khi pha trà, nhiệt độ được tán đều, hương vị được lưu giữ lâu hơn hoặc để trà lâu ngày không bị hỏng. Ngoài ra, còn cả sự phong phú trong thiết kế ấm, mỗi dáng mỗi vẻ lại có một tác dụng khác nhau, một mục đích sử dụng khác nhau nhưng đều khiến người dùng thỏa mãn và thêm nhiều phần yêu thích.

    Ấm tử sa là gì?
    Ấm tử sa được coi là một trong bốn quốc bảo của Trung Quốc, được làm từ đất tử sa hiếm có chỉ xuất hiện tại vùng Nghi Hưng.

    Ấm tử sa là một loại trà cụ mà bất kỳ người chơi trà nào cũng cần phải có. Ngoài việc có công năng hoàn hảo trong việc pha trà, ấm tử sa còn là một tác phẩm nghệ thuật do những nghệ nhân làm ấm tạo ra. Vì thế nhiều người yêu trà còn mê cả việc sưu tầm ấm, coi việc thưởng thức ấm tử sa là một thú vui.

    Ấm tử sa hấp dẫn những người uống trà bằng vẻ đẹp trầm, kiểu dáng phong phú và lịch sử lâu đời, cũng như những hiệu quả kỳ diệu khi pha trà.

    Công dụng tuyệt vời mà ấm tử sa mang lại
    Công dụng của ấm tử sa nhận được nhiều sự quan tâm, hoài nghi và cả tranh cãi. Bởi có liệu có thực sự có loại ấm trà có thể lưu hương giữ vị lâu đến 3 đến 5 ngày hay không? Liệu có loại ấm nào có thể tăng vị ngon của trà khiến người ta uống một lại muốn uống hai? Rõ ràng sẽ nhiều người nghi ngờ và không tin rằng ấm tử sa có thể làm được điều đó. Vậy hãy cùng Ấm tử sa Hằng Trà tìm hiểu xem công dụng thực sự của ấm tử sa là gì.

    Trước hết, hãy khám phá xem hương vị của chén trà đến từ đâu. Hương vị của trà đến từ 2 thành phần: chất hữu cơ trong lá trà và các loại khoáng vi lượng. Không như nhiều người lầm tưởng rằng cao trà (chất hữu cơ) tích tụ vào ấm làm gia tăng hương vị. Thật ra, chúng sẽ bị oxy hóa nhanh chóng và không còn tác dụng gì cho lần pha trà tiếp theo.

    -Sự kỳ diệu của hương vị trong ấm tử sa đến từ thành phần khoáng vi lượng. Nó có trong chất đất, và vì bề mặt không tráng men nên nó được giải phóng vào nước trong quá trình pha. Nó bền bỉ vĩnh cửu chứ không mất đi nhanh chóng như tinh dầu hữu cơ của lá trà. Ngày qua ngày, lớp khoáng tích tụ lại sẽ đóng góp vào hương vị của trà, là canxi, magie, sắt, kẽm…Ngoài đất làm ấm, lớp cao khoáng còn được bổ sung bởi khoáng chất trong lá trà và trong nước. Vậy thực sự ấm tử sa gia tăng hương vị cho trà bằng cách cung cấp và tích tụ khoáng thích hợp trong mỗi lần pha trà.

    -Thành ấm có nhiều lỗ li ti hay còn gọi là khí hổng có công dụng lưu giữ mùi thơm của trà, dùng càng lâu thì các khí hổng này càng hấp thụ được nhiều mùi vị của trà, khi đó chỉ cần chế nước sôi vào cũng có hương trà.

    -Thiết kế của ấm tử sa kín kẽ, khăng khít chính nhờ vậy mà trà trong ấm luôn giữ được nhiệt độ và hương vị, nhờ có đặc điểm này mà ấm tử sa có khả năng giữ trà lâu ngày cũng không biến chất. Vậy ấm tử sa hoàn toàn có thể giữ hương vị trà dù đã pha đến 3 hay 5 ngày.

    -Điều đặc biệt khiến người yêu trà, chơi ấm yêu thích ấm tử sa đến vậy, có lẽ còn do đồ vật xài càng lâu càng cũ, vậy mà ấm tử sa dùng càng lâu càng sáng màu, càng đẹp.

    Tiêu chí chọn mua ấm tử sa
    Để chọn mua ấm tử sa quả không dễ dàng. Cần có một vốn hiểu biết nhất định để có thể chọn ra một bộ ấm tốt. Với những người đã sành trà lâu năm, có lẽ chỉ nhờ kinh nghiệm họ cũng đã có thể chọn mua được một ấm trà tốt cho bản thân. Nhưng đối với những người mới chập chững chơi trà, thưởng trà thì nên tham khảo 4 tiêu chí chọn ấm tử sa của Ấm tử sa Hằng Trà dưới đây:

    Công năng: Một chiếc ấm tốt đó chính là phải đảm bảo được những yếu tố sau: nắp không mớm nước, ấm nghiêng 90 độ không rơi nắp; vòi rót mạnh, thẳng, tròn dòng, khó tắc; miệng không gây khó khăn cho việc thay trà và thau rửa ấm; Quai dễ cầm, thoải mái.

    Với một chiếc ấm bất kì (ấm tử sa hay ấm trà loại khác) thì cũng cần xem xét cẩn thận những tiêu chí cơ bản về công năng. Bởi một chiếc ấm tốt đầu tiên phải khiến cho người dùng thoải mái, tiện dụng.

    Thẩm mỹ: Chiếc ấm sẽ là loại trà cụ ta dùng nhiều nhất chính vì thế nó phải đáp ứng được tính thẩm mỹ, ấm không gây sự khó chịu khi uống trà, một lỗi nhỏ nhưng quá lộ liễu thì coi như bỏ đi, dáng ấm nhanh gây sự nhàm chán coi như bỏ đi. Ấm tử sa có nhiều loại, loại dành cho pha trà và loại dành cho trang trí. Dù tính thẩm mỹ là một trong những tiêu chí chọn ấm thì bạn cũng cần chú ý để không mua nhầm một chiếc ấm tử sa trang trí.

    Có rất nhiều những kiểu ấm cầu kỳ hoa mỹ như giả gốc cây, con thú, lá cây, hoa quả… Nhưng nó chỉ thích hợp để sưu tập và trưng bày. Những ấm pha trà tốt nhất thường có hình dáng đơn giản, dễ thao tác, thành ấm đồng đều, giúp ổn định và cân bằng nhiệt độ trong ấm.

    Chất đất: Những loại ấm nào giúp bạn cải thiện hương vị trà bằng cách cung cấp thêm khoáng vi lượng vào nước trà thì nó đều tốt. Ở Nhật Bản và Đài Loan có những loại ấm gốm pha kim loại – một cách rất hay để áp dụng nguyên lý bổ sung khoáng. Nhưng các bạn cũng phải hiểu Nghi Hưng là thành phố cổ rất giàu kinh nghiệm về ấm đất. Họ có thợ giỏi, đất tốt và lịch sử lâu đời, bạn dễ tìm được loại ấm tốt từ đây.

    Xuất xứ: Những người còn chưa nhiều kinh nghiệm thì nên quan tâm thêm yếu tố này, ấm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc chí ít người bán phải có uy tín.

    Nguyên liệu tạo nên ấm tử sa
    Để biết rõ hơn về nguyên liệu tạo nên những ấm tử sa nổi tiếng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đất tử sa. Những thông tin Ấm tử sa Hằng Trà cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn cơ bản có thể phân biệt được một vài loại ấm tử sa, ấm tử sa thật và giả (ấm từ đất sét thường). Các loại đất tử sa nguyên khoáng cơ bản quen thuộc thường được sử dụng để tạo nên ấm trà.

    Trên thực tế có rất nhiều loại đất với những tên gọi khác nhau được sử dụng để làm ấm, cách đặt tên đất cũng có nhiều kiểu nhưng chủ yếu thường được đặt theo sắc độ (màu sắc) của đất. Trong phạm vi phần này tôi sẽ chỉ đề cập tới những loại đất nguyên khoáng cơ bản mà các nghệ nhân làm ấm thường hay sử dụng. Và cũng chính từ những mẫu đất cơ bản này mà người nghệ nhân có thể sáng tạo bằng cách phối hoặc tạo ra các chất liệu đất khác nhau.

    Đầu tiên phải kể tới là đất Tử sa (Zi ni) có màu chủ yếu là nâu tím hoặc tím đen (loại phổ biến nhất). Tiếp đến là đất Hồng sa (Hong ni) có thành phần cấu tạo nguyên khoáng gần giống Tử sa nhưng lại có màu đỏ nhạt. Lục sa nguyên khoáng (Lu ni) có màu xanh lá nhạt, đây là loại đất khá hiếm trong tự nhiên và có kết cấu không được bền nên thường được phối với Tử sa hoặc một vài nguyên liệu khác để tạo thành ấm. Đoàn sa (Duan ni) là loại đất có hàm lượng thạch anh và khoáng chất cao hơn cả, nó có màu chủ yếu là màu vàng. Cuối cùng là loại đất thích hợp để làm các dáng ấm nhỏ hoặc vừa phải mà người chơi ấm thường rất thích sưu tầm, đó là đất Chu sa (Zhu ni). Loại đất này có màu đỏ bóng và cũng là loại đất hiếm được chiết xuất từ sâu trong tĩnh mạch đá. Tuy nhiên sắc độ màu của đất còn phụ thuộc vào cả nhiệt độ khi nung ấm, nung ấm ở nhiệt cao màu sắc sẽ khác khi nung ở nhiệt độ thấp.

    Đất tử sa (Zi ni)
    Đất tử sa là loại đất được sử dụng phổ biến nhất, nhiệt độ nung của nó khoảng 1180°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 10% – 11%. Về màu sắc nhiều tài liệu mô tả đất tử sa có màu tím gọi là cát tím (purple sand) nhưng thực tế đất tử sa có màu nâu tím (purple-brownish) hoặc màu nâu (brown) nhiều hơn.

    Đất hồng sa (Hong ni)
    Đất Hồng sa chịu nhiệt độ nung khoảng 1100°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 14%. Về màu sắc đất Hồng sa có màu đỏ-cam là chủ yếu, và vì Hồng sa nguyên khoáng gốc là tử sa nên nó có cả màu đỏ-nâu. Đặc biệt đất hồng sa cũ (đất già, đã được khai thác lâu) có màu đỏ sậm nhưng bây giờ loại này rất hiếm

    Đất lục sa (Lu ni)
    Đất lục sa nguyên khoáng được mô tả là có các chấm màu xanh nhạt (light-green) và là loại đất hiếm trong tự nhiên, chịu nhiệt độ nung của nó khoảng 1160°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 14%. Cũng do lục sa là đất hiếm và kết cấu màu sắc không bền nên đất lục sa thường hay được phối với các loại đất khác hoặc các nguyên liệu khác khi làm ấm.

    Đất đoàn sa (Duan ni)
    Đất Đoàn sa nguyên khoáng được mô tả có màu vàng là chủ yếu (yellow) ngoài ra còn có màu be (beige) hoặc vàng be và cũng là loại đất hiếm trong tự nhiên, chịu nhiệt độ nung của nó khoảng từ 1175°C – 1180°C, độ co ngót so với ban đầu khoảng 12% .

    Đất chu sa (Zhu ni)
    Trong tự nhiên Chu sa là loại đất chịu nhiệt độ nung cao nhất khoảng 1700°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng từ 18% – 25%. Với tình trạng đất ngày càng khan hiếm như hiện nay thì việc sở hữu được 1 chiếc ấm đất Chu già quả thực là khá khó. Chính vì lẽ đó để đáp ứng nhu cầu người chơi, ngày nay người ta rất hay dùng hóa chất hoặc nguyên liệu khác để phỏng lại màu đất Chu sa.

    Phân biệt ấm tử sa nên và không nên mua
    Nên mua:
    – Bề mặt ấm phải đồng đều, không có dấu hiệu phồng rộp, có hạt nhưng sờ vào cảm giác mịn màng.
    – Lòng ấm có những vết thẳng xuất phát từ tâm lòng ấm.
    – Có thể có thêm những lạc khoản, chữ viết tay trong lòng ấm (dấu hiệu này không quá quan trọng).
    – Lưới vòi bên trong ngay ngắn, lỗ của lưới tròn.
    – Miệng vòi và lỗ chính giữa của lưới bên trong lòng ấm tạo có thể thấy nhau khi nhìn thẳng (có trên ấm tốt).
    – Chi tiết trang trí thể hiện sự cẩn thận của người làm ấm.
    – Giấy chứng nhận của nghệ nhân kèm theo ấm (chứng minh xuất xứ của ấm).

    Không nên mua:

    – Trong lòng ấm và trên nắp ấm có những đường tròn đồng tâm, đây là dấu hiệu thường thấy trên ấm Đài Loan (tất nhiên ấm Đài Loan vẫn có ấm tốt nhưng ít vì thế cần biết chắc chắn trước khi lựa chọn).

    – Da ấm có những nốt phồng rộp hoặc gồ ghề (điều này chứng tỏ hoặc là đất kém hoặc người làm rất vụng về);

    – Lưới của vòi ấm làm không ngay ngắn, những lỗ đục không tròn (khiến cho vòi rót không thẳng, dễ tắc).

    – Miệng ấm không chỉnh chu, da ấm có dấu hiệu của việc tác động cơ học (đánh bằng giấy ráp hoặc bằng bột cát tạo độ mịn cho da ấm).

    – Bề mặt cho thấy sự không đồng đều về chất liệu (có thể do thành ấm chất khác áo ấm chất khác)

    Cách bảo quản và sử dụng ấm tử sa
    Luôn đổ tràn nước qua miệng ấm khi pha trà, và lau khô ấm bằng vải mềm sẽ làm ấm trà mau chóng có lớp cao trà bóng sáng.
    Không cọ rửa ấm, chỉ làm sạch bằng nước nóng.
    Mỗi ấm tử sa Nghi Hưng chỉ nên pha với một loại trà. Khi bạn muốn đổi loại trà khác thích hợp hơn cho ấm trà, hãy làm lại các bước trước khi sử dụng ấm ở phần trên.
    Trên đây là những điều cần biết trước khi mua ấm tử sa mà Ấm tử sa Hằng Trà đã chia sẻ đến tới quý khách hàng. Chúng tôi rất mong quý khách có thể đọc kỹ và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho mình trước khi mua một bộ ấm tử sa cho gia đình.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này