4 cách sử dụng phanh xe đạp địa hình hiệu quả và an toàn

Thảo luận trong 'Xe đạp - Xe đạp điện' bắt đầu bởi xedapthegioi, 20 Tháng tư 2017.

  1. xedapthegioi

    xedapthegioi Member Thành viên

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Diendanraovataz.net - Diễn đàn rao vặt - Đăng tin mua bán - Quảng cáo miễn phí - Hiệu quả - Sử dụng phanh xe đạp địa hình không đơn giản chỉ là bóp -nhả một cách bình thường, mà phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, biết lúc nào nên sử dụng phanh trước, lúc nào sử dụng phanh sau hay lúc nào sử dụng cả hai phanh để đảm bảo phanh được an toàn nhất tránh gây tai nạn cho người điều khiển. Dưới đây là 4 Tip giúp bạn có thể phanh tốt hơn.
    1. Sử dụng cả 2 phanh trước và sau:
    Có rất nhiều chấn thương do việc bóp phanh trước một cách bất ngờ và thiếu kiểm soát, việc này dễ dàng làm cho bạn bay qua khỏi ghi đông, sau những cú té ngã này, người lái lại có cảm giác rất sợ khi phải sử dụng phanh trước, mà chỉ hoàn toàn sử dụng phanh sau.
    Khi phanh, do lực quán tính nên người lái có xu hướng chồm về phía trước, lúc đó trọng lượng của người lái dồn đa số về phía bánh trước. Do đó, phanh trước sẽ kiểm soát 70% tổng năng lượng và bánh sau là 30% năng lượng của phanh.
    Bạn có thử kiểm tra điều này bằng cách kẻ 1 vạch trên đường, sau đó chạy thử từ xa đến vạch và bóp phanh sau, và đo khoảng cách từ vạch kẻ đó đến vị trí xe dừng hẳn, lặp lại động tác này cho phanh trước (chú ý đừng để bị nhổng bánh sau), và thực hiện lần cuối cùng động tác này cho cả 2 phanh.
    Bạn sẽ thấy việc sử dụng phanh trước sẽ dừng nhanh hơn phanh sau và với 2 phanh cùng lúc sẽ giúp xe dừng nhanh nhất.
    Kết luận:
    - Không nên chỉ sử dụng phanh trước vì rất dễ gây ra tai nạn.
    - Sử dụng 2 phanh cùng lúc để dừng xe, rà phanh để giảm tốc trước khi xe dừng hẳn.
    2. Hạn chế phanh trượt bánh:
    Hiện tượng trượt bánh xảy ra khi phanh đã giữ được bánh dừng chuyển động nhưng do quán tính, bánh xe vẫn ma sát với mặt đất và trượt khiến cho người lái không kiểm soát được xe, từ đó dễ dàng gây ra tai nạn, hiện tượng trượt bánh khách quan hoàn toàn khác với Kỹ thuật Drift mà ta sẽ đề cập trong một thread khác.
    Hiện tượng này do người lái sử dụng phanh sau một cách bất ngờ và thiếu kiểm soát, điều đó làm cho người lái không dừng được xe đúng như ý mình và mất kiểm soát được xe…
    Để tránh hiện tượng này, bạn không nên khóa cứng phanh sau, luyện tập rà phanh để kiểm soát lực phanh phù hợp.
    3. Sử dụng 1 ngón tay để phanh:
    Khi di chuyển trên đường có nhiều chấn động – offroad, sẽ dễ làm cho bạn tuột tay khỏi tay lái, từ đó mất kiểm soát, bạn nên dùng 1 nón trỏ để phanh và 4 ngón tay còn lại làm nhiều vụ bám chặt vào tay lái. Một số người di chuyển trên đường trường thì không thấy điều này hữu dụng lắm nhưng sẽ rất cần thiết nếu bạn vào đường địa hình và nhiều mấp mô, cần phải luyện tập việc sử dụng phanh bằng một ngón thành một thói quen dù đi đường bằng hay offroad.
    4. Phanh trước khi vào cua:
    Giảm tốc độ khi vào cua giúp bạn chuyển hướng và kiểm soát xe tốt hơn, đừng để xe đi quá nhanh khi vào cua thì mới sử dụng phanh, điều này rất nguy hiểm vì dễ gây ra trượt bánh khiến bạn không thể kiểm soát được tay lái. Nếu bạn đang cố giảm tốc khi vào cua và xảy ra hiện tượng trượt bánh, hãy cố gắng kiểm soát bánh trước, đừng để bánh trước trượt.
    Một vài lưu ý, nếu bạn bỏ thời gian ra luyện tập các kỹ thuật cơ bản này, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc điều khiển và kiểm soát xe MTB.
     
    Cùng đọc NỘI QUY DIỄN ĐÀN và ý thức thực hiện cùng BQT xây dựng cộng đồng thêm vững mạnh bạn nhé
    ***** Xin đừng Spam vì một diễn đàn trong sạch *****
Địa chỉ thu mua do cu ho chi minh uy tín, Official Premium Account Reseller Premiumkeystore.com Easily, Instant delivery & Trusted.

Chia sẻ trang này